
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
Công ty xếp hạng tín nhiệm của Mỹ, Fitch Ratings, nhận định trong một báo cáo gần đây như sau: “Mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc sẽ làm giảm sản lượng và có khả năng gây áp lực, đẩy giá gạo toàn cầu vốn đã cao nay còn cao hơn”.
Trong những tuần gần đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị lũ lụt tàn phá nặng nề. Bão Doksuri, một trong những cơn bão tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc, đã tấn công miền Bắc, khiến thủ đô Bắc Kinh hứng chịu lượng mưa lớn nhất trong 140 năm qua.
Theo báo cáo của Fitch, Trung Quốc hiện là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới và mức cảnh báo lũ lụt đã được nâng lên đối với ba tỉnh chiếm 23% sản lượng gạo của cả Trung Quốc, gồm: Nội Mông, Cát Lâm và Hắc Long Giang.
Fitch chỉ ra rằng nhiều khu vực sản xuất ngũ cốc quan trọng của 3 tỉnh trên đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và tàn dư từ cơn bão Doksuri. Thậm chí, nhiều khả năng các tỉnh này sẽ phải chịu đựng“một trận đại hồng thủy khác khi cơn bão Khanun di chuyển về phía Bắc.”
Thiên tai chắc chắn sẽ làm giảm năng suất mùa màng, mặc dù mức độ thiệt hại đầy đủ vẫn chưa được tính toán rõ ràng.
“Điều này sẽ đẩy giá ngũ cốc nội địa Trung Quốc tăng cao và có khả năng Trung Quốc phải nhập khẩu thêm lương thực trong nửa cuối 2023 để bù đắp phần thiếu hụt,” Fitch đánh giá. Trong trường Trung Quốc nhập khẩu thêm gạo vì vụ mùa của họ bị ảnh hưởng, giá gạo toàn cầu được Fitch dự đoán chắc chắn sẽ tăng cao hơn nữa.
![]() |
Chỉ số giá gạo toàn cầu từ năm 2019 đến 2023, trong đó năm 2023 (đường màu đỏ) là cao nhất. Nguồn: FAO. |
Theo Chỉ số giá gạo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), giá gạo toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm qua. Trên bình diện thế giới, việc Nga chính thức rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen; Ấn Độ - quốc gia chiếm thị phần khoảng 40% thị trường xuất khẩu trên thế giới cấm xuất gạo, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng tạm dừng xuất khẩu gạo, cũng như các vấn đề phát sinh khác…, khiến giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh.
Thêm vào đó, hiện tượng El Nino, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán đang cũng có những diễn biến ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa gạo toàn cầu.

-
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây