
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu đã vượt 500 USD/tấn, đạt 505-507 USD/tấn. |
Theo các thương nhân kinh doanh lúa gạo, ngày 3/1/2021, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới lại tăng khoảng 7 USD/tấn, nâng giá gạo của Việt Nam lên mức cao nhất 505 USD/tấn, là mức cao kỷ lục từ năm 2011 trở lại đây.
Nguồn cung lúa gạo giảm, trong khi Philippines tiếp tục mua vào đã nâng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần đầu năm mới 2021 lên mức cao nhất trong 9 năm qua.
Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020 ước đạt trên 6 triệu tấn, trị giá 3,05 tỷ USD, giảm khoảng 3% về lượng so với cùng kỳ, nhưng lại tăng gần 10% về trị giá do giá gạo đã được cải thiện theo chiều hướng tăng lên.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh, giá trị xuất khẩu gạo có sự đột phá về giá trong năm 2020 đã minh chứng việc tái cơ cấu ngành lúa gạo đã đi đúng hướng, gia tăng các loại gạo chất lượng cao, để cạnh tranh tốt hơn.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam , năm 2021, ngành lúa gạo được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng bởi những tác động tích cực từ thị trường cùng hiệu ứng từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đi vào thực thi.
Đầu tiên là cú hích từ EVFTA với EU đã đi vào thực thi từ 1/8/2020, với lượng hạn ngạch mà EU dành cho Việt Nam là 80.000 tấn, hưởng thuế 0% với gạo xay xát và gạo thơm, đồng thời xóa bỏ thuế đối với tấm trong 5 năm, được xem là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang EU trong thời gian tới.
Gạo Việt còn có thêm cơ hội xuất khẩu vào một số thị trường có FTA khác. Cụ thể, trong khuôn khổ FTA - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), các quốc gia thuộc khối này đã cam kết dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam trong năm 2021. Trong đó, Cộng hòa Armenia 400 tấn; Cộng hòa Belarus 9.600 tấn.
Riêng UKVFTA đã có hiệu lực từ đầu 2021, gạo Việt sẽ có cơ hội lớn chưa từng có, đặc biệt là cho gạo thơm, để thâm nhập vào một trong 10 thị trường rộng lớn nhất thế giới, với những tiêu chuẩn khắt khe. Anh dành cho Việt Nam tổng hạn ngạch miễn thuế là 13.358 tấn/năm, và mức hạn ngạch này sẽ sẽ được hai nước khởi động rà soát sau 3 năm kể từ ngày UKVFTA có hiệu lực.
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn