-
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng -
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững
Người tiêu dùng sẽ là “người phán xử” tốt nhất đối với việc kinh doanh của các điểm bán lẻ. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Quản lý giá sữa bằng phương thức mới
Thông tư 08/2017/TT-BCT quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vừa được Bộ Công thương ban hành, với hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2017. Trước đó, cuối tháng 3/2017, Bộ này đã quyết định bỏ áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo quy định mới, định kỳ ngày 1/7 hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công thương sẽ rà soát danh sách các đơn vị kinh doanh thực hiện đăng ký giá và thông báo điều chỉnh danh sách này. Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, để kiểm soát tốt những yếu tố cấu thành giá sữa, các nội dung của Thông tư 08 gắn trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu với giá thành của sản phẩm.
Cụ thể, mức giá bán lẻ của các doanh nghiệp phải được niêm yết và không được vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký. Mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký là cơ sở để Vụ Thị trường trong nước tiếp nhận đăng ký giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về giá, cũng như công bố với người tiêu dùng.
Doanh nghiệp được phép điều chỉnh tăng hoặc giảm giá khi các chính sách của Nhà nước thay đổi và các yếu tố đầu vào như giá nguyên liệu, tỷ giá, giá nhập khẩu... biến động làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh và giá bán sữa.
Trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh tăng, giảm giá trong phạm vi 5% thì thực hiện gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan tiếp nhận văn bản trước khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ cộng dồn vượt mức 5% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai giá theo quy định. Trong bản kê khai giá, doanh nghiệp phải phân tích nguyên nhân, nêu rõ biến động của các yếu tố hình thành giá tác động làm tăng hoặc giảm giá hàng hóa.
Ông Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, việc đăng ký và kê khai giá sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được các chi phí đầu vào, đầu ra để có cơ sở quản lý giá, không để thị trường biến động. “Về cơ bản, Hiệp hội ủng hộ việc quản lý giá sữa bằng biện pháp đăng ký và kê khai giá. Vấn đề còn lại là triển khai và quản lý nhà nước ra sao để thị trường sữa có sự ổn định, người tiêu dùng không bị thua thiệt”, ông Quỳnh nói.
Giá sữa không dễ nhảy múa
Quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa khá rõ ràng và chi tiết, song người tiêu dùng vẫn cảm thấy khá bất an về khả năng vẫn phải mua sữa giá cao, vượt quá giá khuyến nghị của doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu khâu quản lý yếu kém, thì giá sữa sẽ nhảy múa và thua thiệt sẽ đổ lên vai người tiêu dùng.
Về điều này, ông Vũ Ngọc Quỳnh cho rằng, dù có tăng cường khâu thanh kiểm tra giá sữa thì cũng rất khó, bởi với hàng nghìn cửa hàng bán lẻ, việc thanh kiểm tra giỏi lắm cũng chỉ được 5 - 10%. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhập khẩu sữa phải làm tốt khâu kê khai giá bán lẻ khuyến nghị với các đại lý.
Theo quy định tại Thông tư 08, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa đăng ký giá bán lẻ khuyến nghị và có trách nhiệm thông báo kịp thời mức giá này với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm của mình. Mức giá bán lẻ của các doanh nghiệp phải được niêm yết công khai...
Đại diện Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho rằng, quy định trên phù hợp với thông lệ quốc tế và doanh nghiệp này không gặp khó khăn khi thực hiện. Ngoài các hình thức hướng dẫn, khuyến khích các điểm bán lẻ tuân thủ quy định về giá bán sản phẩm do doanh nghiệp đưa ra, người tiêu dùng sẽ là “người phán xử” tốt nhất đối với việc kinh doanh của các điểm bán lẻ này.
Nếu điểm lẻ nào đặt lợi nhuận lên hàng đầu, nâng giá sản phẩm quá cao mà bỏ qua lợi ích của người tiêu dùng thì sẽ bị người tiêu dùng phát giác và tẩy chay. “Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, với vô vàn lựa chọn như hiện nay, các điểm bán lẻ sẽ biết cân nhắc để có thể làm hài lòng và giữ chân các thượng đế của mình”, đại diện Vinamilk nhấn mạnh.
-
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ