Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Quản lý giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi bằng biện pháp kê khai giá
Thế Hoàng - 15/04/2017 11:14
 
Dừng biện pháp bình ổn thị trường bằng giá trần không có nghĩa là giá sữa không được quản lý nữa. Theo quy định của pháp luật liên quan thì vẫn quản lý bằng biện pháp kê khai giá.

Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo Nghị quyết số 34/NQ - CP ngày 7.4.2017, Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Công thương về việc kết thúc áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ ngày 1/4/2017.

Như vậy, sau hơn 2 năm áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, giá sữa cơ bản giữ ở mức giá ổn định.Theo đó, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành cơ quan liên quan đã xây dựng Dự thảo về quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật giá và các văn bản pháp luật có liên quan.  

Theo quy định của pháp luật liên quan thì vẫn quản lý bằng biện pháp kê khai giá. Việc kê khai giá đã có những Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, khi tăng giảm giá thế nào và kiểm soát giá vẫn được tiến hành theo chuỗi
Theo quy định của pháp luật liên quan thì vẫn quản lý bằng biện pháp kê khai giá. Việc kê khai giá đã có những Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, khi tăng giảm giá thế nào và kiểm soát giá vẫn được tiến hành theo chuỗi

Về biện pháp quản lý giá mới theo hướng bỏ áp trần, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết, sau khi bỏ áp trần giá sữa, Bộ Công Thương không áp dụng biện pháp mới mà thực hiện theo pháp luật về Luật giá, Luật Quản lý thương mại.

Dừng biện pháp bình ổn thị trường bằng giá trần không có nghĩa là giá sữa không được quản lý nữa mà thực tế trong điều kiện bình thưởng thì sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn thuộc danh mục bình ổn giá.

Vì thế, theo quy định của pháp luật liên quan thì vẫn quản lý bằng biện pháp kê khai giá. Việc kê khai giá đã có những Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, khi tăng giảm giá thế nào và kiểm soát giá vẫn được tiến hành theo chuỗi.

Theo Dự thảo Thông tư Quy định về đăng ký, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi, đối với kê khai giá, định kỳ ngày 1/7 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công thương, Vụ Thị trường trong nước có trách nhiệm rà soát danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá tại Bộ Công Thương, nếu cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét thông báo điều chỉnh danh sách này.

Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa và thực phẩm chức năng thực hiện kê khai giá bán lẻ khuyến nghị cho sản phẩm của mình trong toàn hệ thống phân phối sản phẩm.

Mức giá này sẽ là mức giá trần của sản phẩm trên thị trường và có thể được phân mức cho từng vùng phù hợp với chi phí đến các địa bàn phân phối.

Bộ Công thương cũng tiến hành rà soát, công bố danh sách các thương nhân thực hiện đăng ký giá tại Trung ương đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn mà doanh nghiệp đó có mạng lưới sản xuất, kinh doanh rộng trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Để thực tốt việc quản lý giá cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu trên thị trường, bên cạnh đưa ra cơ chế quản lý giá, cơ quan Nhà nước còn có cơ chế kiểm tra, kiểm soát.

Việc thực hiện quyền kinh doanh trên thị trường là của doanh nghiệp, quyền phải gắn với trách nhiệm quản lý hệ thống phân phối của mình. Còn Nhà nước sẽ làm công tác kiểm tra hậu kiểm những yếu tố hình thành nên giá, khi có những yếu tố làm thay đổi giá… Việc làm này sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan như: Cục Quản lý thị trường ( Bộ Công Thương), Sở Công Thương các tỉnh, Bộ Y tế, các đơn vị thanh tra... Trong điều kiện bình thường giá sẽ được tuân theo nguyên tắc cạnh tranh đáp ứng cung cầu của thị trường.

Đặc biệt, việc quản lý theo từng chuỗi này sẽ giúp cơ quan quản lý dễ dàng đánh giá được giá mức giá cuối cùng -  người tiêu dùng có được hưởng lợi hay không. Đồng thời có thể kiểm soát được chất lượng, hệ thống phân phối quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Từ đó, khối lượng quản lý có thể giảm đi mà kết quả đến tay người tiêu dùng sẽ là giá trị hợp lý nhất.

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam Vũ Ngọc Quỳnh  cho rằng, mục tiêu của việc kiểm soát giá là kiểm soát giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Ở một số thành phố lớn việc kiểm soát kiểm tra giá có thể chặt chẽ hơn, tuy nhiên đối với các cửa hàng bán lẻ ở các vùng sâu vùng xa việc kiểm soát này sẽ rất khó khăn. Vì vậy, cần cẩn trọng trong tiến hành phân cấp quản lý giá sữa cho các địa phương, nếu không quản lý tốt sẽ khó giữ được bình ổn giá nhất là ở phân khúc bình dân.

Lo ngại giá sữa không được kiểm soát tốt, đại diện Hội tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, có những năm giá sữa bị đẩy lên không kiểm soát được nên Bộ Tài chính đã áp giá trần cho sữa.

Do vậy, khi bỏ quy định giá trần, mặt hàng sữa có thể biến động phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, nhất là ở các địa phương, với hệ thống bán lẻ chủ yếu theo kiểu hộ gia đình, hoặc cửa hàng nhỏ. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đề nghị,  việc bỏ áp giá trần này không có nghĩa là bỏ vĩnh viễn, trong một giai đoạn nhất định. Nếu giá sữa tiếp tục “nhảy múa”, thì đây vẫn là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý giữ được bình ổn giá sữa.

Bỏ trần giá sữa, điều hành giá theo quy luật thị trường
Chính phủ vừa có văn bản thông báo thống nhất với đề nghị của Bộ Công Thương về việc kết thúc áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư