
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
Số liệu trên vừa được Công ty tư vấn thương hiệu quốc tế tại Việt Nam đưa ra tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015 do Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với Hội đồng thương hiệu quốc gia Việt Nam tổ chức.
Theo Công ty tư vấn thương hiệu quốc tế tại Việt Nam, mặc dù giá trị thương hiệu của Việt Nam đã tăng thêm 30% so với 2013, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng nhiều vào việc xây dựng thương hiệu trong xu thế hội nhập trong khi áp lực cạnh tranh thời gian tới là rất lớn.
Viettel là một trong những thương hiệu lớn của Việt Nam phát triển vươn tầm ra quốc tế. |
Việt Nam mới chỉ có một số thương hiệu phát triển, vươn ra tầm quốc tế như Viettel, Vinamilk, còn lại phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn vươn ra thị trường nước ngoài.
Trao đổi tại Diễn đàn, các chuyên gia về thương hiệu đều cho rằng, Việt Nam có nhiều sản phẩm chất lượng nhưng việc xây dựng thương hiệu quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, muốn đưa thương hiệu Việt ngự trị trong lòng người Việt và xa hơn nữa là vươn ra thế giới, các doanh nghiệp cần nắm bắt về cách thức xây dựng thương hiệu, vai trò, sức mạnh của thương hiệu quốc gia, cũng như đánh giá được khuynh hướng và thái độ người tiêu dùng đối với lựa chọn thương hiệu Việt Nam và thương hiệu nước ngoài.
Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam dù đã có chuyển biến về nhận thức đối với xây dựng thương hiệu nhưng tiềm lực, năng lực còn hạn chế.
Do vậy, thời gian tới, chương trình Thương hiệu Quốc gia tiếp tục triển khai hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp để đạt tiêu chuẩn quốc gia; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đồng thời nhận được hỗ trợ, quảng bá cung cấp thông tin về thị trường; tham gia các lớp nâng cao kỹ năng phát triển thương hiệu…
Theo ông Trần Trọng Hữu, Chủ tịch Công ty Khí hóa lỏng miền Bắc - đơn vị thành viên của PV Gas cho rằng, Thương hiệu Quốc gia là một chương trình có ý nghĩa thiết thực, không chỉ tôn vinh những giá trị Việt mà còn tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam định hướng phát triển đúng đắn và đạt được những hiệu quả giá trị và bền vững.
“Để xây dựng hình ảnh PV Gas là đơn vị hàng đầu trong ngành công nghiệp khí Việt Nam và định hướng đến tầm khu vực, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ hơn nữa trong đào tạo, tư vấn nhằm nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;”, ông Hữu nói.

-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower