-
Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm -
LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 -
Home Credit thắng hai giải thưởng quốc tế với Home App và Home PayLater -
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; Doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Giá vàng thế giới tiếp tục giảm ngày thứ hai liên tiếp, có thời điểm rơi xuống 1.642 USD/oz trong đêm qua, tương đương giảm 60 USD/oz kể từ mức đỉnh thiết lập hôm 9/3. Đây cũng là vùng giá trước thời điểm Fed quyết định hạ lãi suất cách đây một tuần. Ở thời điểm hiện tại, giá vàng đã hồi phục nhẹ nhưng vẫn giảm tới 1,5% so với hôm qua, còn 1.658 USD/oz. Giá vàng giao tháng 4/2020 là 1.656,9 USD/oz.
Chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới, vàng miếng SJC bán ra tại các hãng vàng hiện cũng giảm 400.000 – 500.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng hôm qua. Tính đến 9h sáng, vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn mua vào với giá 46,85 triệu đồng/lượng và bán ra tại 47,45 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán thu hẹp so với hôm qua, chỉ còn chênh 600.000 đồng mỗi lượng. Tập đoàn Doji thậm chí chỉ giữ mức chênh 400.000 đồng với giá mỗi lượng mua vào ở mức 46,9 triệu đồng trong khi giá bán ra lại thấp nhất trong các hãng vàng lớn (47,3 triệu đồng). Các ngày trước, khi giá vàng tăng nóng, mức chênh giữa giá mua và bán thậm chí lên tới hơn triệu đồng cho mỗi lượng vàng.
Sau những ngày tăng nóng vì lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19 hay mới đây nhất là sự bất đồng trong nhóm OPEC+, thị trường vàng đã hạ nhiệt đáng kể trong hai ngày qua. Chính phủ nhiều quốc gia đang có những động thái mạnh hơn bằng các chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Nhật Bản vừa tung ra gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 430 tỷ yên, tương đương hơn 4 tỷ USD. Tổng thống Donald Trump nói ông sẽ có “các bước đi lớn” để trấn an thị trường, đề nghị quốc hội thông qua gói kích thích tài chính bao gồm giảm thuế thu nhập.
Vào thứ 5 tới, châu Âu sẽ tổ chức cuộc họp lãi suất định kỳ. Áp lực đang đè nặng lên tổ chức này khi thời điểm này dịch bệnh đang lan rộng ở các quốc gia thành viên. Số ca nhiễm tại Italia đã vượt 10.000 người, “ổ dịch” lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Pháp, Đức và Tây Ba Nha hiện cũng đã có hơn 1.000 ca nhiễm. Sự lây lan của chủng virus mới này đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, bóp nghẹt ngành du lịch, kéo theo các biện pháp kiểm soát mạnh tay ở Italia cùng nhiều nơi khác.
Trong cuộc họp gần nhất hôm 23/1, ECB đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt, trong đó lãi suất tái cấp vốn ở mức 0, lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục 0,25% và lãi suất tiền gửi ở mức -0,5%. ECB cũng tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu khổng lồ trị giá 20 tỷ euro/tháng (22 tỷ USD/tháng) được tái khởi động vào tháng 11/2019.
Tương tự trái phiếu kho bạc Mỹ và các kênh đầu tư tài sản an toàn khác, trái phiếu chính phủ của nhiều quốc gia tại châu Âu đã giảm kỷ lục do nhu cầu đầu tư trú ẩn tăng mạnh thời gian qua. Trái phiếu Chính phủ Đức hiện đã rơi xuống -0,84%/năm, nhiều quốc gia khác cũng duy trì mức âm như Thụy Điển (-0,42%/năm), Hà Lan (-0,64%/năm)...
-
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; Doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
Món quà tri ân đặc biệt dành cho khách hàng nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”