
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới (WGC) tại Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam cho rằng, mặt dù vàng đang điều chỉnh giảm do các quỹ đầu tư trên thế giới chốt lời, song vẫn còn yếu tố hỗ trợ đà tăng khi đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát. Người mua trong nước khó tránh thiệt thòi khi các tiệm vàng niêm yết giá bán cách xa giá mua.
![]() |
Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới (WGC) tại Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. |
Vàng mất giá mạnh trong những ngày gần đây, liệu có giảm tiếp, thưa ông?
Giá vàng mất mốc 2.000 USD/ounce và tiếp tục giảm các phiên giao dịch gần đây khi về gần 1.920 USD/ounce là do sự điều chỉnh của mặt hàng kim loại quý này sau khi tăng mạnh thời gian qua. Chỉ trong vòng 3 tháng, vàng đã tăng gần 300 USD/ounce.
Mặt khác, một khi giá vàng tăng mạnh hơn cả mức kỳ vọng, lập đỉnh 2.080 USD/ounce cũng là động lực để các quỹ đầu tư và đầu cơ trên thế giới chốt lời. Các quỹ đầu tư về vàng trên thế giới đã bán ra lượng lớn khi giá tăng cao, đã tác động lên thị trường vàng khiến giá quay đầu giảm từ giữa tháng 8 đến nay.
Quỹ đầu tư vàng SPDR đã có 3 ngày bán vàng với khối lượng 15,29 tấn, bán mạnh nhất (7,3 tấn) trong ngày 12/8 sau khi giá vàng lên cao 2.075 USD/ounce những ngày trước đó. Tuy nhiên, quỹ này cũng có 1 ngày mua 1,46 tấn vàng, do đó, lượng vàng bán ròng là 13,83 tấn. Với các quỹ đầu tư vàng trên thế giới, họ luôn chốt lời, cắt lỗ, tức mua vào - bán ra cũng là chuyện thường thấy trong đầu tư.
Đồng thời, các thông tin về việc một quốc số gia, trong đó có Nga đã công bố vắc-xin chữa Covid-19, hay “sức khỏe” của USD gần đây cũng tác động lên giá vàng. Nếu USD có chiều hướng đi lên, thì vàng sẽ tiếp tục đà giảm và không loại trừ vàng sẽ về dưới 1.850 USD/ounce trong thời gian tới.
Nói vậy, theo ông, giá vàng không còn yếu tố hỗ trợ đi lên trong thời gian tới?
Chưa hẳn vậy. Theo tôi, để có vắc-xin chữa Covid-19 phổ biến trên toàn cầu cũng phải đến đầu năm sau và tình hình dịch hiện còn khá phức tạp. Vàng giảm cũng do một phần tác động từ sức khỏe của USD, lợi suất trái phiếu Mỹ, lãi suất của của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed có cuộc họp trong ngày 27/8 và các chính sách sau cuộc họp này sẽ là tác nhân tác động lên giá vàng.
Song, các nhận định đưa ra cho thấy, USD khó có thể tăng trong thời gian tới. Một phần do tác động của Covid-19 khiến kinh tế Mỹ suy thoái, đòi hỏi chính phủ nước này đưa ra nhiều gói kích cầu. Lượng USD in ra khá nhiều, khiến lạm phát tăng, nên giá trị đồng tiền khó có thể tăng mạnh.
Hiện Mỹ chưa chốt được gói tài trợ tiếp theo để hỗ trợ nền kinh tế, song chắc chắn sẽ phải đưa tiền ra. Vì thế, sức khỏe đồng bạc xanh khó vực dậy và điều này sẽ tác động lên giá vàng. Vàng luôn là kênh trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Các yếu tố tác động lên giá vàng vẫn chưa thể triệt tiêu và xu hướng tăng của giá vàng vẫn còn rất lớn.
Tức là, mặt hàng kim loại quý này còn cơ hội lấy lại mốc 2.000 USD/ounce, thưa ông?
Theo tôi, mặt hàng kim loại quý này còn cơ hội để lấy lại mốc 2.000 USD/ounce, thậm chí, giá sẽ còn cao hơn đỉnh đạt được vừa rồi (2.080 USD/ounce). Không những thế, một số dự báo đưa ra, vàng sẽ chạm mốc 2.500 USD/ounce, do Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cùng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Vì vậy, việc điều chỉnh của giá vàng cũng là cơ sở để cho mặt hàng kim loại quý này có đà tăng trưởng vững chắc hơn trong thời gian tới.
Mặt dù các quỹ đầu tư vàng trên thế giới bán ra, song đó chỉ là động thái chốt lời và họ sẵn sàng mua vào khi giá vàng giảm, bởi vàng vẫn được xem là nơi bỏ vốn an toàn và thanh khoản cao nhất trong mọi thời đại.
Vàng quốc tế tăng, nhưng trong nước đang bị làm giá khiến người mua thiệt?
Khi giá vàng biến động, không chỉ các quỹ đầu tư trên thế giới chốt lời, làm giá, mà ngay cả những tiệm vàng trong nước thời gian qua cũng hưởng lợi lớn từ việc vàng tăng. Các tiệm vàng niêm yết giá mua cách xa so với giá bán. Thậm chí, có nhiều thời điểm chênh lệch giá mua - bán lên đến 4,5-4,7 triệu đồng/lượng. Đó là chưa kể giá vàng trong nước cao hơn giá quốc tế trên dưới 2 triệu đồng/lượng.
Nguyên nhân vẫn là do thị trường vàng trong nước không liên thông với quốc tế. Trong thời gian vàng tăng giá gần đây, không có doanh nghiệp kinh doanh vàng nào thua lỗ, mà thiệt thòi nhất là người mua, vì mua giá cao, nhưng khi bán luôn bị các tiệm vàng trả với giá thấp hàng triệu đồng so với bán ra.

-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2% -
Nghị quyết 68: Ngân hàng thương mại tiếp sức kinh tế tư nhân "cất cánh"
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh