Quan ngại dai dẳng về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như bất ổn chính trị liên quan tới việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã phần nào hạn chế sự giảm giá của vàng.
Các vấn đề địa chính trị như sự ra đi của Anh khỏi khối EU (Brexit) và khẳng định của Tổng thống Mỹ Trump rằng Trung Quốc đang cản trở tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên đã cung cấp một số hỗ trợ cho vàng.
Theo Chris Gaffney, người đứng đầu mảng thị trường thế giới của TIAA Bank, trong bối cảnh các yếu tố kỹ thuật trên thị trường không thuận lợi, giá vàng sẽ vẫn chịu sức ép. Thậm chí, giá mặt hàng còn có thể để tuột mốc 1.200 USD/ounce.
Đồng USD mạnh lên và lãi suất cao làm giảm nhu cầu đối với tài sản không sinh lời như vàng do kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Nhìn lại tuần qua, kim loại quý diễn biến theo chiều tăng dần kể từ phiên phiên đầu tuần và giảm nhẹ về phiên cuối tuần. Giá vàng ghi nhận mức mua bán thấp nhất tại 36,78-36,88 triệu đồng/lượng, trong khi mức cao nhất niêm yết tại 36,88-36,98 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính trung bình trong tuần qua mỗi lượng vàng điều chỉnh tăng giảm khoảng 100 nghìn đồng.
Theo đánh giá của Doji, xuyên suốt các phiên trong tuần, những nhịp tăng giảm mạnh của giá vàng thế giới khiến thị trường trong nước biến động trong biên độ hẹp. Mức tăng giảm của giá vàng miếng trong nước chưa tương xứng với diễn biến chung của giá vàng Quốc tế, có thời điểm hai thị trường chênh lệch nhau tới hơn 2 triệu đồng.