-
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam -
Cổ đông Tổng công ty Sonadezi (SNZ) chuẩn bị nhận cổ tức 2023 bằng tiền
Ông Dominik Meichle, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trao đổi về các giải pháp nhằm tăng cường các cơ hội trong tương lai.
Ông Dominik Meichle, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) |
Hiệp định EVFTA vừa đánh dấu cột mốc 4 năm thực hiện (từ ngày 1/8/2020). Theo ông, EVFTA đã đáp ứng được kỳ vọng của hai bên về đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ hay chưa?
EVFTA đã đem lại lợi ích đáng kể cho Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong hai quốc gia Đông Nam Á có hiệp định thương mại tự do với EU. Điều này mang lại cho Việt Nam lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các nước láng giềng trong khu vực vẫn đang đàm phán các hiệp định tương tự.
Tác động lớn nhất của EVFTA có thể thấy ở xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, tăng từ khoảng 35 tỷ euro (37,6 tỷ USD) năm 2019 lên hơn 48 tỷ euro (51,5 tỷ USD) năm 2023. Các lĩnh vực điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp, thủy sản có sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ.
Tuy nhiên, xuất khẩu của EU sang Việt Nam chỉ tăng khiêm tốn từ 11 tỷ euro (11,8 tỷ USD) vào năm 2019 lên 11,4 tỷ euro (12,2 tỷ USD) vào năm 2023. Điều này gây ra sự mất cân bằng thương mại, khi Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu nhiều gấp 4 lần so với nhập khẩu.
Khoảng 1/4 doanh nghiệp thành viên EuroCham cho biết được hưởng lợi từ EVFTA, chủ yếu nhờ giảm thuế, tiếp cận thị trường tốt hơn và tăng khả năng cạnh tranh. Đây là khởi đầu đầy hứa hẹn và chúng tôi muốn thấy tác động tích cực này đến với nhiều doanh nghiệp châu Âu hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, một số điều chỉnh chính sách ở Việt Nam đã tạo sự phức tạp cho các doanh nghiệp châu Âu hoạt động theo EVFTA, thưa ông?
Đúng vậy. Những thay đổi này bao gồm việc đưa ra các loại thuế mới và các rào cản kỹ thuật đối với việc gia nhập thị trường. Chúng tôi đang tích cực tham gia đối thoại cởi mở để giải quyết những mối quan ngại này và tìm ra giải pháp cùng có lợi, đảm bảo EVFTA thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng và có thể dự đoán được cho tất cả các bên.
Dù vẫn còn những thách thức, EVFTA đã giúp cải thiện sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư châu Âu. EU hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ sáu của Việt Nam, với 28 tỷ euro (30 tỷ USD) đầu tư vào 2.450 dự án. Doanh nghiệp EU vẫn tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam.
Để khai thác triệt để tiềm năng của EVFTA, Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA) phải được phê chuẩn đầy đủ. Mặc dù các tổ chức EU đã phê chuẩn, nhưng vẫn cần có sự chấp thuận của từng nước thành viên trong tổng số 27 quốc gia thành viên EU. Với 16 quốc gia thành viên đã phê chuẩn trong 4 năm qua, EuroCham Việt Nam đang tích cực làm việc với các bên liên quan ở châu Âu để khuyến khích các quốc gia thành viên còn lại làm theo.
Dù EVFTA loại bỏ thuế quan đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU, nhưng việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp trong việc tận dụng lợi ích của hiệp định này?
Quy tắc xuất xứ rất quan trọng để đảm bảo thương mại công bằng trong EVFTA. Những quy tắc đó đóng vai trò là “người gác cổng”, ngăn chặn các sản phẩm được chế biến tối thiểu ở Việt Nam hoặc EU được hưởng lợi một cách không công bằng từ Hiệp định. Bằng cách xác định mức độ xuất xứ của một sản phẩm trong khối thương mại, các quy tắc này đảm bảo rằng, các mức thuế ưu đãi của EVFTA được áp dụng một cách công bằng và như dự định.
Dù cần thiết để đảm bảo thương mại công bằng, nhưng những quy tắc này có thể đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp đang tìm cách tối đa hóa lợi ích của EVFTA. Các quy tắc này thường yêu cầu tài liệu chi tiết và tuân thủ các quy trình sản xuất cụ thể - điều này có thể khá khắt khe.
Tại Việt Nam, việc tuân thủ quy tắc xuất xứ EVFTA còn phức tạp hơn do thông lệ tìm nguồn cung ứng đầu vào từ các nước láng giềng. Mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp này khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt cần thiết để đủ điều kiện hưởng chế độ miễn thuế. Kết quả là, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tận dụng tối đa lợi ích của Hiệp định.
Những thách thức hành chính cũng gây ra những trở ngại đáng kể, trong đó sự thiếu hụt các mẫu EUR.1 gần đây là một vấn đề nghiêm trọng. Những biểu mẫu này rất cần thiết để chứng nhận xuất xứ sản phẩm theo EVFTA và nếu không có những biểu mẫu này, doanh nghiệp không thể tiếp cận được các mức thuế ưu đãi của Hiệp định.
Điều này đã dẫn đến sự gián đoạn hoạt động, gây ra sự chậm trễ trong việc vận chuyển và tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu. Các công ty đang vật lộn để đáp ứng lịch trình giao hàng, làm tổn hại đến tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU.
Thách thức đó hiện đã có giải pháp chưa, thưa ông?
Tiểu ban Vận tải và Hậu cần của EuroCham đang tích cực làm việc với các bên liên quan để giải quyết vấn đề này. Họ đề xuất một số hành động để giảm tác động. Trong ngắn hạn, điều quan trọng là phải truyền đạt một cách minh bạch về nguyên nhân và tình trạng thiếu biểu mẫu cũng như đẩy nhanh việc phát hành biểu mẫu EUR.1. Tìm các lựa chọn thay thế tạm thời như các hình thức kỹ thuật số cũng có thể mang lại sự trợ giúp cần thiết.
Về lâu dài, các giải pháp bền vững là cần thiết. Tiểu ban Vận tải và Hậu cần của EuroCham cũng đề xuất tăng năng lực sản xuất các biểu mẫu EUR.1, đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các tài liệu vật lý và thực hiện tự chứng nhận cho các nhà máy đủ tiêu chuẩn. Những biện pháp này sẽ giúp tăng cường xuất khẩu của Việt Nam, đảm bảo duy trì tính cạnh tranh và khả năng chống chịu, đặc biệt trong bối cảnh EVFTA.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào những ưu tiên nào để giảm những tác động tiêu cực và tối ưu hóa những lợi ích của EVFTA?
Thị trường châu Âu mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm năng mở rộng, đa dạng hóa và tăng cường xuất khẩu. Để tận dụng tối đa những cơ hội này, các công ty phải tuân thủ các quy định bền vững trong Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal), gồm các lĩnh vực như phát thải carbon, phá rừng và thẩm định chuyên sâu.
Mặc dù các quy định trên yêu cầu đầu tư đáng kể vào lao động có tay nghề, công nghệ và nguồn lực, các doanh nghiệp Việt Nam không nên coi đó là trở ngại, mà là con đường chiến lược để đạt được thành công và tăng trưởng lâu dài trên thị trường quốc tế. Bằng cách chủ động đầu tư vào lực lượng lao động và hoạt động của mình, các công ty có thể đặt mình ở vị trí hàng đầu về tính bền vững và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Việc trang bị cho nhân viên kiến thức và kỹ năng về thực hành bền vững, tuân thủ và công nghệ xanh sẽ thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo và cải tiến liên tục. Việc áp dụng nguyên tắc và công nghệ thân thiện môi trường, như thiết bị tiết kiệm năng lượng, nguồn năng lượng tái tạo, tái chế nước và giảm chất thải, không chỉ đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của EU, mà còn giảm đáng kể chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Được biết, EuroCham Việt Nam cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi bằng cách cung cấp đào tạo và nguồn lực tập trung vào sự hiểu biết và thực hiện các quy định xanh?
Những sáng kiến này cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ và kiến thức cần thiết để thích ứng với bối cảnh phát triển bền vững và đạt thành công tại thị trường châu Âu. Việc hợp tác với các công ty châu Âu - những công ty thường đi đầu trong đổi mới xanh, cũng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Mối quan hệ hợp tác này mang đến những cơ hội quý giá để trao đổi kiến thức, chuyển giao công nghệ và tiếp cận các giải pháp bền vững thực sự đã được thử nghiệm.
Để thúc đẩy sự hợp tác và hành động hướng tới một tương lai xanh hơn, EuroCham tự hào mang đến Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh 2024. Tiếp nối thành công của các sự kiện trước đó, Diễn đàn sẽ được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 21 - 23/10. Sự kiện bao gồm 3 ngày hội nghị, triển lãm giới thiệu những đổi mới xanh từ hàng trăm công ty và đối thoại chính sách cấp cao với các lãnh đạo cao cấp từ Việt Nam và châu Âu, cũng như một ngày dành riêng cho sinh viên.
-
Bytes for Future góp phần nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các em học sinh Việt Nam -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024
-
Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Không lo thiếu hụt xăng dầu những tháng cuối năm -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam -
Cổ đông Tổng công ty Sonadezi (SNZ) chuẩn bị nhận cổ tức 2023 bằng tiền -
Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối -
Vietnam Airlines đường bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia)
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra