-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
Hợp tác với doanh nghiệp nội địa
Việc gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1994 được Tập đoàn MHI xem là một bước tiến chiến lược để mở rộng hoạt động kinh doanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã mang tới cho Tập đoàn MHI nhiều cơ hội hợp tác cùng các doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp.
. |
Tập đoàn MHI sớm khẳng định được năng lực cạnh tranh bằng khả năng cung cấp các giải pháp tích hợp và sáng tạo cho nhiều lĩnh vực công nghiệp, liên quan tới thế mạnh về kỹ thuật và sản xuất của Tập đoàn về hệ thống năng lượng; máy móc công nghiệp, hạ tầng cho đô thị và công nghiệp; máy bay, quốc phòng và không gian.
Trong các đối tác nội địa của Tập đoàn MHI, có thể kể đến nhiều dự án cho ngành sản xuất điện năng. Tập đoàn MHI đã cung cấp các giải pháp cho Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn, máy lọc Tĩnh Lực cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và chu trình hỗn hợp tua bin khí cho Nhà máy Điện chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 1. Thời điểm hoạt động thương mại năm 2002, Phú Mỹ 1 là nhà máy điện chạy bằng khí đốt lớn nhất Việt Nam với công suất 1.090 MW ở chế độ chu trình hỗn hợp, tương đương 6% công suất lắp đặt của cả nước.
Tập đoàn MHI cũng đã cung cấp các giải pháp cho ngành công nghiệp sản xuất, trong đó có máy nén ly tâm cho Nhà máy Đạm Ninh Bình và hệ thống thu hồi khí CO2 cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Ngoài ra, Tập đoàn MHI đã thành lập Công ty TNHH MHI Aerospace Vietnam (MHIVA), cơ sở chuyên sản xuất cho lĩnh vực hàng không. Sau khi sản xuất được cánh tà cho máy bay Boeing 737, MHIVA cũng đã đảm nhận việc sản xuất các cửa hành khách cho máy bay Boeing 777 tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội).
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Jun Shirota, Trưởng đại diện của Tập đoàn MHI tại Việt Nam cho rằng, các dự án đã hoàn thành tại Việt Nam là những thành tựu quan trọng của doanh nghiệp và đã củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn MHI với các doanh nghiệp địa phương. Hơn nữa, đây cũng là minh chứng cho năng lực của Tập đoàn MHI trong việc mang đến các giải pháp đột phá cho các ngành công nghiệp khác nhau.
“Chúng tôi mong muốn tiếp tục giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn MHI tới các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời có thêm sự tin tưởng của các đối tác hiện tại,”, ông Jun Shirota nói.
Tiếp tục phát triển tại Việt Nam
Ông Jun Shirota cho biết thêm, mỗi giải pháp từ Tập đoàn MHI đều xuất phát từ mục tiêu góp phần thúc đẩy sự phát triển của thế giới, bao gồm hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với mục tiêu “Move the World Forward” (tạm dịch: “Thúc đẩy sự phát triển của thế giới”), Tập đoàn MHI không ngừng nỗ lực tìm kiếm những giải pháp mới, đơn giản hơn và bền vững hơn, hỗ trợ cho việc vận hành các thành phố, cải thiện hạ tầng, đổi mới sản xuất và kết nối con người cùng các doanh nghiệp trên toàn cầu một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Để đạt được mục tiêu này tại Việt Nam, Tập đoàn MHI đang tập trung cung cấp các giải pháp cho ba lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, đó là phát triển đô thị, khu công nghiệp và sân bay.
Trong các lĩnh vực này, Tập đoàn MHI mong muốn giới thiệu các giải pháp đa ngành, đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp. Đơn cử, Gói giải pháp nhà máy toàn diện và Gói dây chuyền sản xuất có thể hỗ trợ các nhà máy giảm thiểu chi phí sản xuất bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và cung cấp cơ sở vật chất sản xuất hiệu quả với công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, Hệ thống kiểm soát chất lượng không khí (ACQS) có thể giúp các nhà máy điện và nhà máy nói chung trở nên thân thiện hơn với môi trường bằng cách loại bỏ các chất ô nhiễm không khí ra khỏi khí thải.
Bên cạnh đó, Tập đoàn MHI cũng mong muốn mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp bản địa để tạo ra một chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Ông Jun Shirota chia sẻ, Tập đoàn MHI sẵn sàng hợp tác với các nhà cung cấp tại địa phương. Đây là một bước đi, mà theo ông Jun Shirota, sẽ giúp Tập đoàn MHI tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra điểm khác biệt giữa họ và các đối thủ cạnh tranh khác.
Với kinh nghiệm và chuyên môn nổi trội, Tập đoàn MHI đã và đang khẳng định vị thế là nhà cung cấp các giải pháp hàng đầu cho nhiều ngành công nghiệp đang phát triển của Việt Nam, góp phần hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.
-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam