Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 12 tháng 02 năm 2025,
Giải quyết nợ xấu bằng “tiền tươi thóc thật”
Mạnh Bôn - 29/04/2014 09:22
 
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 đang diễn ra ở Quảng Ninh, các chuyên gia kinh tế tập trung vào mổ xẻ tiến trình giải quyết nợ xấu và  tạo quyền năng cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam làm gì để thoát “bẫy giá trị gia tăng thấp”
Lãnh đạo VAMC than ít quyền hành để bán nợ
VAMC giảm lãi suất cho một số khoản nợ xấu
Lo lắng trước núi nợ của VAMC "mua về để đấy"
Thống đốc: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là 7%

Tiến trình xử lý nợ xấu, cổ phần hoá 432 doanh nghiệp nhà nước mặc dù đã được Chính phủ công khai cách thức thực hiện, lộ trình thực hiện, thậm chí sẽ đưa ra chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng không hoàn thành đúng lộ trình, song TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vẫn tỏ ra nghi ngờ về 2 nhiệm vụ này.

  đã mua được khoảng 45.000 tỷ đồng nợ xấu của 35 tổ chức tín dụng  
  VAMC đã mua được khoảng 45.000 tỷ đồng nợ xấu của 35 tổ chức tín dụng  

Ông Doanh cho rằng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chỉ có vốn điều lệ 500 tỷ đồng thì khó có thể xử lý được khối nợ xấu lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng.

“Với kịch bản cổ phần hoá và xử lý nợ xấu như hiện nay thì không có gì bảo đảm khi nào mới có thể xử lý hết khối nợ xấu cũ và cũng chưa biết khi nào mới có thể hoàn thành xong cổ phần hoá ”, ông Doanh phát biểu.

Theo số liệu mới được VAMC công bố, thì tổ chức tài chính đặc biệt này đã mua được khoảng 45.000 tỷ đồng nợ xấu của 35 tổ chức tín dụng và đang tiến hành phân loại đánh giá các khoản nợ xấu có thể bán, tái cơ cấu, thu hồi nợ.

Với kết quả này, theo đánh giá của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam là quá chậm. “Không thể trông chờ vào các cách thức xử lý nợ xấu của VAMC (phát hành trái phiếu đặc biệt để thanh toán) nhằm phá “cục máu đông”. Muốn xử lý được nợ xấu thì phải giải quyết bằng “tiền tươi thóc thật”, ông Thiên phát biểu.

“Tiền tươi thóc thật”, theo đề xuất của ông Thiên là Chính phủ có thể vay nợ trong và ngoài nước, lấy tiền xử lý nợ xấu sau đó bán nợ để trả nợ.

“Sử dụng biện pháp này, tất nhiên Chính phủ phải trả lãi tiền vay, tiền bán nợ có thể không đủ vốn và lãi khi mua về, nhưng kết quả cuối cùng là cái giá phải trả để xử lý nợ xấu vẫn rẻ hơn nếu vẫn tiếp tục để nợ xấu cao do chậm được xử lý”, ông Thiên dự tính.

Đề cập đến cổ phần hoá, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng chỉ có 1 trong 2 kịch bản. Kịch bản thứ nhất là quyết liệt hơn thì có khả năng cổ phần hoá đúng tiến độ, nhưng nhiều doanh nghiệp đó sẽ phải trả giá. Kịch bản thứ hai là cứ làm dần dần, tiệm tiến dần… rồi thế nào cũng xong.

Tuy nhiên, ông Lưu Bích Hồ ủng hộ kịch bản thứ hai, vì “không ai lại muốn lấy đá ghè chân mình”, bởi nếu quá nôn nóng, có khi bị vi phạm các quy định, chính sách, chế độ và hậu quả thì những người tích cực cổ phần hoá phải gánh chịu.

“Tôi cho rằng, để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, Quốc hội phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý, giám sát, đốc thúc cổ phần hoá trên cả nước chứ không phân tán giao cho các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty lập phương án cổ phần hoá, thoái vốn rồi lại tự thực hiện đề án trong khi không có cơ quan nào có đủ thẩm quyền giám sát, đốc thúc”, ông Lưu Bích Hồ nói.    

Tuy nhiên, chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực lại có cái nhìn khác khi cho rằng, trên thế giới không có nước nào bỏ tiền ngân sách hay đi vay nợ để xử lý nợ xấu mà họ đều xử dụng biện pháp mà Việt Nam đang thực hiện (các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro và xử lý qua công ty mua bán nợ).

“Công ty xử lý nợ xấu trên thế giới thông thường chỉ có số vốn tương đương 0,2-0,3% tổng số nợ xấu dự kiến sẽ mua. Trong khi đó, với số vốn 500 tỷ đồng, VAMC đang sở hữu số vốn tương đương 0,5% tổng số nợ xấu dự kiến sẽ mua. Như vậy có thể nói, không phải không có đủ tiền để xử lý nợ xấu, vấn đề vướng mắc là thị trường mua bán nợ chưa thực sự hình thành”

Theo ông Lực, muốn xử lý nợ xấu cần nghiên cứu cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường mua bán nợ tương tự như Trung Quốc và một số quốc gia khác đã thực hiện và kết quả cho thấy khá thành công.

“Cổ phần hoá đã được công bố công khai lộ trình. Vấn đề bây giờ là các bộ ngành, địa phương phải quyết tâm thực hiện, kiên định với chủ trương đã đặt ra chứ không “nói một đường làm một nẻo”, không được “đánh trống bỏ dùi”, ông Lực nói thêm.

VAMC chẳng khác gì… anh ve chai VAMC chẳng khác gì… anh ve chai

(baodautu.vn) Trong khi ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội ví Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) chẳng khác gì bác sỹ của trung tâm y tế dự phòng trong thời điểm có dịch bệnh, thì TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) ví Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chẳng khác gì… anh ve chai.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư