Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Giám đốc IMF hối thúc các nước làm dịu căng thẳng thương mại và giảm nợ
Việt Nga - 21/04/2018 08:21
 
Bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thúc giục các nước làm dịu căng thẳng thương mại và tận dụng cơ hội từ nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng khả quan để cắt giảm nợ trước khi nền kinh tế suy giảm.
Bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
Bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

Theo bà Christine Lagarde, “triển vọng của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai gần là sáng sủa”. IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,9% trong năm nay và năm tới - mức tăng cao nhất kể từ năm 2011, nhờ đầu tư và thương mại đều tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, những đám mây đen đã hiển hiện: căng thẳng Mỹ - Trung tăng lên, đe dọa dẫn đến thảm họa thương mại lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai; nợ trên toàn cầu cao kỷ lục; các thị trường tài chính bất ổn.

Đó là đánh giá của bà Christine Lagarde trong bài phát biểu tại buổi khai mạc Hội nghị mùa Xuân 2018 của IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhóm 20 nền kinh tế chủ chốt (G20) vừa diễn ra ngày 20/4 tại Washington D.C (Mỹ).

Hội nghị diễn ra trong 3 ngày, sẽ có nhiều thảo luận của G20 - nhóm chiếm hơn 80% sản lượng kinh tế toàn cầu. Về phía Mỹ, tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.

Bên lề Hội nghị mùa Xuân, ông Mnuchin khẳng định rằng, việc Mỹ đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này cũng như việc đánh thuế trừng phạt trị giá 150 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là một phần trong chiến lược làm cân bằng sân chơi thương mại và giảm mức thâm hụt mậu dịch quá lớn của Mỹ với Trung Quốc và các nước khác.

“Mục tiêu của chúng tôi với Trung Quốc là quan hệ thương mại tự do, công bằng và cùng có lợi”, ông Mnuchin trả lời phỏng vấn của Fox Business Network.

Bà Christine Lagarde đã kêu gọi đàm phán để làm dịu căng thẳng thương mại hiện nay. Bà cảnh báo về những hậu quả nặng nề của cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. “Thế giới được kết nối đan xen. Các dây chuyền cung cấp liên quan đến rất nhiều quốc gia, cả ở cấp khu vực, nội khu vực và liên khu vực, nên cuộc chiến thương mại sẽ tác động đến cả nền kinh tế toàn cầu”, bà Christine Lagarde phân tích.

Trong khi đó, nợ gia tăng cũng đang là mặt trái của triển vọng kinh tế toàn cầu. Bà Christine Lagarde cho biết, nợ trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 164.000 tỷ USD và các nền kinh tế hàng đầu hiện có mức nợ chính phủ lớn nhất.

Bà Christine Lagarde khen ngợi việc Mỹ năm ngoái đã cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp - một trong những mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất thế giới. Tuy nhiên, bà Christine Lagarde cũng khuyến nghị Washington tận dụng cơ hội tốt hiện nay để thu hẹp khoảng cách giữa nguồn thu thuế liên bang và chi tiêu liên bang.

Bằng việc giảm thuế ngay bây giờ, theo bà Christine Lagarde, các nước sẽ có nhiều dư địa hơn để tăng chi hoặc giảm thuế nhằm đối phó với đợt suy thoái kinh tế tiếp theo.

Người đứng đầu IMF cũng bày tỏ lo ngại về sự mong manh của các thị trường tài chính. Giá cổ phiếu đang cao. Các thị trường đang bất ổn, một phần vì các nhà đầu tư lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Bên cạnh đó, bà Christine Lagarde cũng lo ngại về những tác động bất lợi nếu Fed tăng nhanh tần suất các lần tăng lãi suất. Theo bà Christine Lagarde, việc liên tiếp tăng lãi suất trong thời gian ngắn có thể đẩy giá cổ phiếu giảm và gây tổn hại cho các nước đang phát triển vốn dựa nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài.

IMF dự báo kinh tế toàn cầu năm nay tăng trưởng 3,9% - mức cao nhất kể từ năm 2011
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng mức dự báo kinh tế thế giới trong năm nay. Tuy nhiên, các nhà kinh tế của IMF cũng cảnh báo rằng, nguy cơ leo thang...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư