Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Giám đốc kinh doanh SSI: Nhà đầu tư đang tìm cổ phiếu có chu kỳ tăng trưởng tốt
Xuân Hạnh - 20/04/2022 08:41
 
Bà Trần Thị Thùy Dương, Giám đốc Kinh doanh, Hội sở, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI chia sẻ về tiềm năng của các cổ phiếu chuẩn bị tốt cho chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường chứng khoán từ đầu năm 2022 đến nay biến động mạnh mẽ, xuất hiện rất nhiều phiên tăng giảm trái chiều. Nhiều nhà đầu tư cho rằng bây giờ là chu kỳ bán ra của thị trường chứng khoán nhưng cũng có nhiều ý kiến hoàn toàn trái ngược, họ cho rằng nhiều cổ phiếu cơ bản tốt lâu nay bị dòng tiền nóng bỏ quên và giờ là thời cơ để những cổ phiếu này quay trở lại, tiếp thêm sức mạnh cho thị trường chứng khoán. Bà Trần Thị Thùy Dương, Giám đốc Kinh doanh, Hội sở, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI chia sẻ về tiềm năng của các cổ phiếu chuẩn bị tốt cho chu kỳ tăng trưởng mới

Hiện nay, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn có những phiên tăng sốc rồi lại giảm sâu, nhiều nhà đầu tư không biết nên mua hay bán thì đúng. Bà nhận định cơ hội đầu tư thời gian tới như thế nào?  

Bất cứ thời điểm nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đều có cơ hội, bởi vì các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán là những đại diện tốt nhất của nền kinh tế. Việt Nam là nước có GDP tăng trưởng trong khu vực, có nghĩa là trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế vẫn có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tham gia đầu tư vào doanh nghiệp.  

Trong thời gian qua, thị trường có những phiên tăng sốc rồi lại giảm sâu đó là diễn biến của tất cả các thị trường tài chính trên thế giới. Tôi nghĩ, nhà đầu tư nên nhìn sâu vào bên trong diễn biến của thị trường, tìm thêm các nhà tư vấn hỗ trợ để có thể lựa chọn cổ phiếu tốt hơn, có được những định hướng lựa chọn những doanh nghiệp cơ bản tốt để đầu tư cho chu kỳ dài chứ không chỉ nhìn vào biến động của chỉ số trong khung thời gian hẹp.

Nhiều nhà đầu tư quan điểm rằng nhiều cổ phiếu đã tăng gấp đôi, gấp ba trong 2 năm qua và giờ là lúc nên bán. Theo bà, điều này có hợp lý? 

Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này.

Như trên tôi đã chia sẻ, hiện tại trên HoSE, HNX, UpCOM có khoảng 1.800 mã cổ phiếu. Dù mỗi mã có những đặc thù riêng nhưng đây đều là những đại diện tốt nhất cho sức khỏe của nền kinh tế. Nên với bất cứ thời điểm nào, chúng ta cũng tìm ra được những tài sản được định giá rẻ để đầu tư. 

Bên cạnh đó, nền kinh tế và doanh nghiệp đều có tính chu kỳ. Việc một cổ phiếu tăng gấp đôi, gấp ba trong 2 năm qua là do các doanh nghiệp này đã nắm bắt được cơ hội trong chu kỳ này, giúp cho doanh thu lợi nhuận tăng đột biến trong thời gian rồi. Và cơ hội đó của doanh nghiệp nếu vẫn tận dụng được trong chu kỳ tiếp theo của nền kinh tế, thì việc tiếp tục đầu tư và nắm giữ thì vẫn hiệu quả.  Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ về những doanh nghiệp kiểu này trên bất cứ một thị trường chứng khoán nào, không chỉ ở Việt Nam.

Quay lại câu chuyện đầu tư ở thời điểm này, tôi đang nhìn thấy có rất nhiều cơ hội đầu tư khi nền kinh tế được mở cửa trở lại và các chính sách nhà nước đang hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế. Chúng tôi nhận thấy có nhiều doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị rất kỹ cho chu kỳ mới này, và tôi nghĩ các doanh nghiệp đó sẽ phát triển rất tốt thời gian tới đây. Nhà đầu tư cần luôn nhớ rằng, trong bất kỳ thời điểm nào cũng có ngành, có doanh nghiệp được hưởng lợi từ chu kỳ kinh tế mới cả. 

Bà có thể dẫn chứng vài cổ phiếu có tính chất đó không?  

Một ví dụ rất điển hình là được nhiều người biết đến và nhiều người cũng đã bàn luận thời gian qua là cổ phiếu VNM của Vinamilk.

Thời gian gần đây, cá nhân tôi cũng nhận được khá nhiều câu hỏi nên hay không nên đầu tư vào Vinamilk. Ở góc độ đầu tư, VNM là cổ phiếu cơ bản tốt, phát triển bền vững, quản trị tốt nhưng tâm lý ngắn hạn của một số nhà đầu tư lại đang dẫn họ đến với những hành động không phù hợp với tư duy. Họ nhìn vào diễn biến ngắn hạn của giá cổ phiếu, diễn biến thị trường chung và diễn biến của các cổ phiếu khác và đem ra so sánh dẫn đến quyết định đầu tư phần nào bị chi phối.

Tôi thấy nhiều ý kiến phân tích rằng, Vinamilk đang phải chịu áp lực về giá nguyên liệu, chi phí logistics tăng cao. Liệu đầu tư có rủi ro? 

Câu chuyện về giá nguyên liệu, chi phí logistics tất cả chúng ta đều nhìn thấy nó đã tác động thế nào vào nền kinh tế, vào các doanh nghiệp sản xuất…Tôi nhấn mạnh rằng, tác động vào nền kinh tế tức tác động sâu, rộng đến nhiều ngành nghề, không riêng gì Vinamilk. Câu hỏi đúng là VNM đã/đang và sẽ làm gì khi bối cảnh này xảy ra.

Theo quan điểm của tôi, nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp đã và đang kiểm soát tốt chi phí đầu vào như Vinamilk.

Vinamilk đã quản lý chi phí đầu vào khá hiệu quả khi biên gộp có tốc độ giảm ít hơn so với tốc độ tăng giá của nguyên liệu đầu sữa đầu vào (giá sữa nguyên liệu tăng 50% trong khi biên gộp của Vinamilk chỉ giảm khoảng 5-6%).  Nếu nhìn kỹ vào các chiến lược của Vinamilk nhiều năm gần đây thì tôi cho rằng, Vinamilk đã chuẩn bị rất kỹ kịch bản. Ví dụ, đường là một nguyên liệu đầu vào chủ đạo trong sản xuất của Vinamilk thì doanh nghiệp này đã có động thái mua Vietsugar để chủ động ứng phó.

Đối với nguyên liệu sữa cũng tương tự, Vinamilk đã đầu tư mạnh vào xây dựng vùng nguyên liệu để giảm bớt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Theo báo cáo cuối năm 2021 của Vinamilk, tổng sản lượng sữa tươi cung cấp trong năm 2021 cao nhất từ trước đến nay, đạt xấp xỉ 380.000 tấn.

Ngoài ra, với việc có thêm trang trại mới như trang trại Quảng Ngãi và dự án tổ hợp tại Lào (quy mô giai đoạn 1 là 8.000 con) dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022, khả năng tự chủ nguyên liệu sữa đầu vào của Vinamilk sẽ còn được tăng lên.  Vinamilk cũng thường ký kết các hợp đồng kỳ hạn với bên cung ứng nguyên liệu để giảm rủi ro biến động giá.

Sự linh động của Vinamilk trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế cũng cho thấy công ty đã quản trị hệ thống và rủi ro rất tốt. Thậm chí, nhà đầu tư phải thấy đây là cơ hội đầu tư tốt khi mà các doanh nghiệp khác không có được lợi thế đó!   

Câu hỏi nên đặt ra là thời điểm nào có thể đầu tư hiệu quả vào VNM.

Theo phân tích của chúng tôi, ngành sữa là ngành chiếm 14% tổng kim ngạch thương mại nông sản toàn cầu. Nhu cầu sử dụng sữa của người Việt và khu vực châu Á đang rất thấp so với mức trung bình của thế giới. Nên về tiềm năng phát triển của ngành,  chúng ta có thể đồng ý với nhau rằng đây là một ngành hoàn toàn tiềm năng trong ngắn – trung – dài hạn. 

Vinamilk: Thận trọng với mục tiêu tăng doanh thu 7%/năm
Vinamilk dự kiến tăng trưởng doanh thu năm 2022 trên 5%, cao hơn so với mức tăng 2,2% của năm 2021 dù đang phải đối mặt nhiều khó khăn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư