
-
Hạ thành công rotor Tổ máy số 1 Thủy điện Hoà Bình mở rộng
-
Khai mạc Giải Marathon quốc tế chào mừng thành lập TP. Cần Thơ (mới)
-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8
-
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên
TIN LIÊN QUAN | |
WB tài trợ 100 triệu USD giảm nghèo 6 tỉnh Tây Bắc | |
450 triệu USD cải thiện vệ sinh môi trường TP.HCM | |
WB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dưới tiềm năng |
Tại cuộc giao lưu với các cán bộ, giảng viên và đông đảo sinh viên của Học viện Chính sách và Phát triển, bà Victoria Kwakwa đã chia sẻ những kinh nghiệm, bài học trong việc xây dựng chính sách công nhằm thúc đẩy sự phát triển tại các quốc gia qua kinh nghiệm phát triển từ Đông Á.
![]() |
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam |
Việt Nam hiện đang trong thời gian chuyển đổi từ nước thu nhập thấp sang trung bình và nằm ở cận dưới của mức thu nhập trung bình. Bà Victoria Kwakwa cho rằng, Việt Nam cần chuyển đổi thành nước có thu nhập trung bình thành công và công nghiệp hóa bằng cách xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển dựa trên những kinh nghiệm thế giới, trong đó có kinh nghiệm nhiều nước mà Việt Nam có thể áp dụng và thành công.
Theo bà Victoria Kwakwa, để đạt hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế - xã hội như các nước Đông Á trong giai đoạn 1965-1990, cần có chính sách công phù hợp qua việc Chính phủ can thiệp một cách có hệ thống thông qua nhiều kênh khác nhau, nhưng không để can thiệp một cách quá đà, vượt qua thời gian và chi phí tối thiểu có thể cung cấp.
“Trong đó, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển quốc gia theo cách thông minh, giảm thiểu những rủi ro của chính sách công, đây là nhân tố căn bản cho thành công của các nước này”, bà Victoria Kwakwa nói.
Cụ thể, Chính phủ không chỉ dẫn dắt các hoạt động kinh tế mà cần thúc đẩy kinh tế tư nhân. Thông qua chính sách phát triển kinh tế tư nhân để thúc đẩy phát triển được xem là những nguyên tắc mang tính nền tảng của kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, thâm hụt tài khóa hạn chế, đảm bảo lạm phát ở mức vừa phải; đảm bảo tiết kiệm và đầu tư, tích lũy nguồn vốn cho đầu tư; xây dựng cơ sở hạ tầng; dành nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là tiểu học và trung học để tạo ra kỹ năng cho lực lượng lao động.
Việc gia tăng xuất khẩu, cởi mở với những ý tưởng mới cũng được Giám đốc Quốc gia của World Bank Việt Nam nhấn mạnh. Bà Victoria Kwakwa đánh giá, châu Á đang đi đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài và Việt Nam làm việc này rất tốt trong thập kỷ qua. Đây là việc làm cần thiết, bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng mang theo công nghệ trong quá trình nâng cao trình độ quốc gia.
Bà Victoria Kwakwa cho rằng, một trong những nguyên nhân thành công của các quốc gia phát triển ở Đông Á là có một chính sách công đảm bảo 3 yếu tố: biết tích lũy nguồn lực (bao gồm tài chính và nhân lực), phân bổ nguồn lực hợp lý và không ngừng cải tiến nâng cao năng suất lao động.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư về việc đánh giá hiện trạng phân bổ nguồn lực của Việt Nam hiện nay, bà Victoria Kwakwa cho rằng, đó là một thách thức cả ở trung ương và các địa phương.
"Chính phủ Việt Nam đã định hướng đúng khi quan tâm đầu tư cho giáo dục và y tế, xác định những lĩnh vực và dự án đầu tư quan trọng để phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều thách thức, như việc xác định chính xác lĩnh vực, dự án cần rót vốn và rót vốn cho hiệu quả. Hy vọng Luật Đầu tư công và các quy định về đầu tư trung hạn sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, việc tập trung nguồn tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước đã nhìn thấy hệ quả. Thực tế hoạt động kém hiệu quả của nhiều doanh nghiệp Nhà nước cho thấy, Việt Nam cần có một hệ thống tài chính trung gian đủ mạnh để huy động vốn và phân bổ nguồn vốn hợp lý đến các lĩnh vực có thể tạo động lực cho nền kinh tế phát triển", bà Victoria Kwakwa chia sẻ.
PGS, TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, những chia sẻ của bà Victoria Kwakwa không chỉ mang ý nghĩa tư vấn chính sách, mà còn thể hiện sự thông hiểu của vị chuyên gia này với Việt Nam.
PGS, TS. Đào Văn Hùng bày tỏ mong muốn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ, tư vấn của World Bank trong chiến lược phát triển Học viện trở thành Đại học uy tín hàng đầu Việt Nam và đến 2030 trở thành Đại học uy tín ở Đông Nam Á. Trong đó, định hướng của Học viện là trở thành trung tâm nghiên cứu, tư vấn về chính sách và là đại học nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế.
![]() |
Bà Victoria Kwakwa làm việc với lãnh đạo Học viện Chính sách và Phát triển |
![]() |
Bà Victoria Kwakwa chia sẻ nhiều thông tin về chính sách trong chiến lược phát triển của các quốc gia Đông Á |
![]() |
Buổi nói chuyện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên của Học viện |
Thanh Huyền
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên -
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025 -
Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội -
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC -
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower