
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
Khép lại tháng 5/2023, Chỉ số DXY đo sức mạnh USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới neo trên mốc 104,5 điểm, xác lập mức tăng gần 3% trong tháng. Sự hồi phục của USD diễn ra trong bối cảnh chỉ số lạm phát lõi tại Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 4. Dự luật đình chỉ trần nợ và cắt giảm chi tiêu Chính phủ Mỹ nhằm tránh tình trạng vỡ nợ kỹ thuật của nền kinh tế lớn nhất thế giới đến nay đã được thông qua, nhưng cũng đã đẩy giá USD thế giới lên cao trong giai đoạn dự thảo “trầy trật” vượt qua các cửa ải.
Cuộc họp quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 14/6 tới cũng là một ẩn số ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đồng tiền này, khi khả năng Fed giữ nguyên hay nâng lãi suất điều hành thêm 0,25% vẫn như “đi trên dây”, chưa rõ ràng hẳn về bên nào.
Cuối tuần trước, chỉ số DXY đã phần nào hạ nhiệt, nhưng nhiều đồng tiền của các quốc gia chủ chốt vẫn mất giá đáng kể so với USD. Trong khi đó, VND tiếp tục là đồng tiền ổn định. Tỷ giá VND/USD tại Vietcombank được niêm yết ở mức 23.325 VND/USD chiều mua vào và 23.665 VND/USD chiều bán ra, tăng chưa đến 0,15% so với thời điểm cuối tháng 4 và cũng chỉ tăng 1,43% trong vòng một năm trở lại đây.
Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường khối phân tích VNDirect, có nhiều yếu tố đang hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá trên thị trường dân cư như nguồn cung ngoại tệ trong nước tương đối dồi dào nhờ cán cân thương mại vẫn duy trì trạng thái thặng dư do kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu. Cùng với đó, tỷ giá cũng được hỗ trợ bởi sự ổn định của yếu tố lạm phát và niềm tin của thị trường khi Ngân hàng Nhà nước đã mua trở lại lượng lớn ngoại hối thời gian qua. Lo ngại về tỷ giá không còn căng thẳng như nửa cuối năm ngoái.
Báo cáo phân tích của HSBC mới đây cũng nhận định, cán cân thương mại được cải thiện phần nào chính là lý do VND duy trì tương đối ổn định, vượt qua nhiều đồng tiền khác trong khu vực.
“Mặc dù xuất khẩu giảm xuống một con số, nhập khẩu giảm nhanh hơn rất nhiều, qua đó tác động tích cực đến thặng dư thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, với nền kinh tế có ngành sản xuất thiên về nhập khẩu, sự suy yếu lớn trong nhập khẩu của Việt Nam cũng là dấu hiệu cho thấy việc phục hồi chậm chạm của xuất khẩu trong tương lai”, chuyên gia HSBC nhận định.
Tỷ giá ổn định là một thành công trong ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên, sự ổn định của VND trong bối cảnh nhiều đồng tiền khác mất giá lại ảnh hưởng đến xuất khẩu. Về lý thuyết, đồng nội tệ mất giá sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu do hàng hóa đã rẻ đi và dễ cạnh tranh hơn.
Trong khi đồng nội tệ của các quốc gia là đối thủ cạnh tranh nhiều ngành xuất khẩu “rẻ” đi, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam phần nào giảm sút khi đặt lên bàn cân so sánh với sản phẩm của quốc gia khác. Trong bối cảnh hiện tại, sức mua trên toàn cầu giảm mạnh, cầu hàng hóa biến động “nhạy” hơn với yếu tố giá. Giảm lợi thế vì tỷ giá ở thời điểm hiện tại có thể tác động đến sức cạnh tranh của hàng hóa, nhất là khi tình trạng thiếu đơn hàng xuất hiện ở nhiều ngành xuất khẩu chủ chốt.
Nhiều doanh nghiệp đã đối diện với tình trạng thu hẹp sản xuất trong những tháng qua. Phát biểu tại Quốc hội tuần trước, ông Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) cho rằng, thị trường thế giới khó khăn khi các nền kinh tế lớn là địa chỉ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giảm, thậm chí có thể rơi vào suy thoái.
“Đây chính là vấn đề với hoạt động xuất khẩu của chúng ta. Việc tác động vào thị trường xuất khẩu là vô cùng khó khăn; các biện pháp xúc tiến thương mại, đầu tư, mở mang thị trường chúng ta cố gắng làm, nhưng sẽ không có tác dụng nhiều”, ông Lộc nhận định.
Đối diện với tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang gặp khó khăn, lại thêm diễn biến tỷ giá không có lợi cho hoạt động xuất khẩu, TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu cho rằng, có thể một mặt điều hành chính sách tỷ giá, một mặt hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhóm này. Xu thế các doanh nghiệp sa thải người lao động bởi ít đơn hàng, trong khi chi phí cho người lao động cao cũng là một gánh nặng. Theo ông Khương, nên có các chính sách hỗ trợ xã hội hay chính sách giãn, hoãn nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội để giảm gánh nặng.
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower