-
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực
Mô hình sinh kế dựa vào rừng kết nối 3 nhà
Là 1 trong 3 địa phương trên toàn quốc triển khai thực hiện dự án PFG, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng với 5 xã trên địa bàn bao gồm Cần Yên, Lương Thông, Đa Thông, Lương Can và Bình Lãng đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bước đầu mở ra một mô hình sinh kế mới dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các vùng địa bàn miền núi khó khăn vùng sâu vùng xa, góp phần đưa ứng dụng công nghệ về với người nghèo để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Mô hình sinh kế trồng cây xen lẫn trồng rừng. |
Ông Nông Văn Đông, Phó Ban quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển huyện Thông Nông (Cao Bằng) cho biết, dự án được triển khai trên địa bàn 5 xã tại huyện Thông Nông bắt đầu từ năm 2017 với tổng diện tích dự kiến là 30 ha với hai loại mô hình: trồng rừng trên đất cộng đồng do xã quản lý và trồng rừng trên đất hộ gia đình với 4 loài cây: keo tai tượng, thông mã vỹ, sa mộc, lát hoa. Mô hình được triển khai ở địa hình đồi núi đất và đồi núi đá lẫn đất. Tính đến nay, đã có 610 hộ tham gia vào các mô hình sinh kế dựa vào rừng, tương đương khoảng 3.110 người hưởng lợi trực tiếp từ cánh rừng trồng trong mô hình.
Bên cạnh đó, mô hình sinh kế theo chuỗi giá trị bền vững dựa vào rừng đã được triển khai từ đầu năm 2018 với việc hỗ trợ 5,75ha gừng hữu cơ cho 59 hộ tại các xã Cần Yên, Lương Thông, Lương Can và Đa Thông. Trong đó có 0,5ha trồng gừng hữu cơ xen dưới tán rừng và 5,25ha trồng gừng trên đất bồn địa. “Đây là lần đầu tiên huyện Thông Nông thực hiện mô hình trồng gừng hữu cơ có liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Hoạt động này được lãnh đạo huyện quan tâm, và quyết tâm thực hiện thành công để nhân rộng mô hình ở địa phương, hướng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện các mô hình sinh kế theo chuỗi giá trị bền vững và thân thiện với môi trường”, ông Đông chia sẻ.
Lớp Tập huấn kỹ năng sử dụng máy tính và truy cập FORMIS cho các hộ dân. |
Cụ thể, ông Vương Văn Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Thông Nông, trưởng ban quản lý dự án của chương trình hỗ trợ phát triển huyện Thông Nông cho biết đối với sản phẩm gừng, huyện cùng phối hợp với dự án ký hợp đồng cam kết với Công ty Bao bì Vĩnh Phúc thực hiện bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. “Các sản phẩm hàng hóa chúng tôi đều có hợp đồng với các doanh nghiệp đều tìm đầu ra cho sản phẩm. Còn về gỗ và rừng chưa có DN bao tiêu, tuy nhiên hiện nay tỉnh Cao Bằng cũng đang xây dựng nhà máy chế biến gỗ và Thông Nông cũng là vùng nguyên liệu nên việc đầu ra chắc chắn được đảm bảo”, ông Thuận chia sẻ.
Cũng theo vị Phó chủ tịch huyện, việc liên kết chặt chẽ với DN và địa phương đã góp phần kết nối với trực tiếp các hộ trồng với cộng đồng và với các DN, qua đó có cơ hội được thảo luận, nắm bắt được điểm mạnh tiềm năng vốn có của địa phương và yêu cầu của doanh nghiệp, chia sẻ về cơ hội hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp đảm bảo các bên cùng có lợi, từ đó mang lại lợi nhuận và lợi ích kinh tế cho cả người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Đột phá ứng dụng công nghệ vào quản trị rừng
Một trong những điểm rất đáng chú ý của dự án PFG triển khai tại huyện Thông Nông là hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng thành công các mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng kết hợp với dự án FORMIS (Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp tại Việt Nam) nhằm đảm bảo việc quản trị rừng có tính giải trình cao.
Với tư duy đột phá ứng dụng công nghệ thông tin và đưa người dân trực tiếp tiếp cận với công nghệ, dự án đã thành lập kiot thông tin tại 5 xã dự án. Trong đó mỗi kiot thông tin được trang bị máy tính kết nối mạng miễn phí, máy in, và thư viện sách, do UBND các xã dự án quản lý. Mỗi cán bộ xã được chỉ định làm người phụ trách, hướng dẫn cho nhóm nòng cốt và cộng đồng sử dụng 1 kiot thông tin. Hàng tháng Nhóm nòng cốt có ít nhất 1 buổi họp nhóm, luyện tập kỹ năng máy tính và khai thác thông tin tại kiot thông tin để hỗ trợ người dân tra cứu thông tin.
Để người dân trực tiếp được tiếp cận sử dụng công nghệ vào việc quản lý rừng được giao, anh Nguyễn Trung Thành cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) cho biết dự án thực hiện hỗ trợ điện thoại thông minh cho người dân, đồng thời hướng dẫn tập huấn cách cài đặt phần mềm và ứng dụng công nghệ để tra cứu thông tin về diện tích và vị trí rừng được giao trong quản lý mô hình sinh kế. Tuy được người dân hết sức hồ hởi đón nhận song không phải không có những khó khăn bước đầu.
”Đối với người dân còn nhiều khó khăn vì mặt bằng tri thức còn thấp, bên cạnh đó hệ thống mạng, hạ tầng, thiết bị đầu cuối còn thiếu và chưa tương thích. Tuy nhiên, nhờ người dân có sự chuẩn bị nên tiếp thu khá nhanh, chúng tôi thiết kế mỗi một đợt tập huấn từ 2-3 ngày, hướng dẫn trực tiếp cách cài đặt phầm mềm và ứng dụng tra cứu. Bà con cũng tiếp thu cơ bản và đến giờ đã sử dụng được phần mềm để quản lý mô hình sinh kế của gia đình”, anh Thành chia sẻ.
Chị Triệu Thị Thúy, người dân tộc Nùng vốn là cán bộ chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống tại huyện Thông Nông đã lăn lộn với dự án từ những ngày đầu cũng cho hay do người dân miền núi trình độ nhận thức còn hạn chế, lần đầu được tiếp thu công nghệ mới nên không tránh khỏi trục trặc, chưa kể những hạn chế về đường truyền, mất điện. Trong điều kiện còn hơn 30 xã nghèo miền núi của huyện Thông Nông chưa được che phủ Internet do chưa có điện và đường truyền, để người dân tiếp cận và ứng dụng được, phương pháp chủ yếu vẫn là truyền miệng, hoặc cán bộ nòng cốt phải trực tiếp mang thông tin tra cứu lên cho người dân.
”Với nhóm đối tượng này, cán bộ tổ chức truyền thông nhóm nhỏ để hướng dẫn người dân trồng rừng. Do điều kiện Internet tại chỗ vùng sâu khó khăn thì để hỗ trợ tra cứu thông tin quản lý rừng cho người dân, cán bộ thường mang dữ liệu cứng như sổ đỏ, vị trí đất đai về truy cập lấy thông tin cụ thể rồi phản hồi dữ liệu cho người dân khi họ đi chợ phiên hoặc khi cán bộ đi công tác, có như vậy thông tin mới đến được với người dân vùng sâu vùng xa”, chị Thúy cho biết.
Chị Nông Thị Yên, một trồng gừng hữu cơ xã Cần Yên chia sẻ trước đây dù được giao đất rừng trồng song bản thân chị và gia đình cũng chưa nắm được thửa rừng nhà mình rộng bao nhiêu, nằm vị trí nào trên bản đồ. ”Nhờ được ứng dụng công nghệ quản trị rừng và tiếp cận trực tiếp thông tin, tôi quản lý được thời gian, cách chăm sóc, thời gian thu hoạch và cùng chia sẻ với các hộ khác qua mạng thông tin, đây là điều rất có ích với nông dân”, chị Yên nhận xét. Tương tự, chị Nông Thị Bé, hộ trồng rừng theo dự án PFG tại xã Cần Yên hồ hởi chia sẻ từ khi tham gia dự án bản thân chị được mở mang rất nhiều kiến thức phục vụ cho phát triển sinh kế và kinh tế gia đình. ”Chúng tôi được học kiến thức về chuỗi giá trị của các sản phẩm, học được hệ thống quản trị để biết quản lý đất rừng thuộc phạm vi quản lý của hộ mình, Học hỏi từ kiot thông tin cũng được rất nhiều điều, mình có thể xem các vùng dự án khác của tỉnh bạn, nơi nào phát triển thì mình phải cố gắng hơn. Mình áp dụng khoa học kỹ thuật như họ. Tôi mong muốn dự án phối hợp với địa phương hỗ trợ mở mang kiến thức và cải thiện cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm cho dân nhiều hơn nữa, để cho dân phát triển bền vững. Trước kia làm ruộng đời sống nghèo khổ từ lúc dự án vào thì đã đỡ hơn, đời sống đã được cải thiện lên từng ngày”, chị Bé kiến nghị.
Đánh giá về hiệu quả của việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình sinh kế quản trị rừng, ông Vương Văn Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Thông Nông cho rằng qua 3 năm thực hiện dự án, nhận thức của người dân về sinh kế từ rừng đã được cải thiện, tạo ra những tác động rất tích cực cho công tác quản lý rừng và thực hiện các sinh kế từ rừng để triển khai các mô hình tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững ở địa phương. ”Trên cở sở thành công của hai mô hình sinh kế PFG tại 5 xã huyện Thông Nông, địa phương sẽ tiếp tục nhận rộng để áp dụng. Trong đó chúng tôi đang xây dựng một đề án để phát triển cây hàng hóa gắn với dược liệu, gắn với những cây trồng ở rừng và dưới tán rừng để có thêm những sản phẩm hàng hóa, góp phần với các hàng hóa hiện nay của huyện như cây thuốc lá, cây ngô, lạc gia tăng được giá trị sản phẩm hàng hóa trong huyện, giúp thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương”, vị lãnh đạo chia sẻ.
Chính phủ tích hợp thực tiễn quản lý rừng hiệu quả từ những thành công của dự án vào chính sách quản trị rừng, qua đó giúp cho các chính sách trở nên hiệu quả và gần với người dân hơn. Khi dự án kết thúc, dự kiến sẽ có 180.000 phụ nữ và nam giới được cải thiện quyền kiểm soát rừng cũng như khả năng tiếp cận thông tin; các cơ quan liên quan được nâng cao kiến thức, kỹ năng về hệ thống thông tin toàn cầu (GIS) và ứng dụng FORMIS trong quản trị rừng.
-
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình -
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết