Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Gian nan chống dịch tả lợn châu Phi tại Nghệ An
Việt Hương - 04/06/2019 23:01
 
Sau gần 3 tháng (từ 13/3) dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại tỉnh Nghệ An đến nay tại địa phương này và đã lây lan trên diện rộng với 272 hộ dân trên 14 huyện thị trong tỉnh, buộc phải tiêu diệt trên 1.500 con lợn của dân.

Để kịp thời khống chế dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tăng đột biến, tỉnh Nghệ An đã sử dụng nguồn kinh phí dự phòng đầu tư mua vật tư, dụng cụ... cho công tác phòng, chống dịch.

Nghê An đã chi trên 5,5 tỷ đồng tiền ngân sách dự phòng cho việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi xuất hiện hầu hết tại địa phương này
Nghê An đã chi trên 5,5 tỷ đồng tiền ngân sách dự phòng cho việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi xuất hiện hầu hết tại địa phương này

Đến nay, địa phương này đã trích ngân sách dự phòng 3 tỷ đồng để mua 25 tấn hóa chất và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tính đến ngày 4/6, toàn bộ 21 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã trích nguồn kinh phí dự phòng phục vụ cho công tác phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi, với tổng số tiền 2,567 tỷ đồng. Các địa phương chủ yếu đầu tư mua vôi bột, hóa chất, bình phun, đồ bảo hộ... và dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm lợn ốm. Tổng số ngân sách cho việc phòng dịch tả lợn châu Phi đối với Nghệ An hiện nay đã lên đến trên 5,5 tỷ đồng…

Trong đó, những địa phương phải sử dụng nguồn ngân sách dự phòng  lớn như: huyện Kỳ Sơn với 439 triệu đồng; Quỳnh Lưu 407 triệu đồng, Yên Thành 311 triệu đồng, Nghi Lộc 180 triệu đồng, Quỳ Hợp 150 triệu đồng, Quỳ Châu 140 triệu đồng, Thanh Chương 110 triệu đồng...

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Nghệ An đã phải tổ chức hội nghị trực tuyến với 21 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, triển khai cấp bách các giải pháp ngăn chặn, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo thông báo của Chi Cục Thú y Nghệ An, tính đến nay, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ ngày 13/3/2019, đến nay đã xảy ra tại 272 hộ ở 122 xóm của 66 xã thuộc 14 huyện, thị. Tổng số lợn mắc bệnh tiêu hủy 1.598 con, tổng trọng lượng hơn 64 tấn. Thực trạng này đã lây lan ra đối với 52 tỉnh thành trên cả nước.

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được xác định: Việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị nhiễm mầm bệnh từ ngoài tỉnh về các điểm thu gom, buôn bán sau đó bán lại cho các hộ dân để giết mổ nhỏ lẻ không có kiểm soát của chính quyền và thú y cơ sở.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho rằng, Nghệ An hiện cấp số lượng hóa chất 25 tấn là chưa đủ để phun độc khử trùng. Đối với các địa phương, nhiều huyện đã quan tâm đến công tác phòng chống, khống chế dịch, bằng việc trích ngân sách mua vôi bột, đồ bảo hộ, bình phun... Hầu hết các địa phương thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống, khống chế dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý, nhấn mạnh: Trong tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, lây lan rộng, các địa phương trong tỉnh phải xác định việc phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi là nhiệm vụ cấp bách; quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; cùng cả hệ thống chính trị vào cuộc và cả người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy và cấp trên về tình hình dịch bệnh tại địa phương hiện nay…

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch tả lợn Châu Phi tại Hà Tĩnh
Cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã xác nhận về ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên đã xuất hiện tại địa bàn huyện Cẩm Xuyên của tỉnh này. Cơ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư