
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, giao bổ sung 19.302,875 tỷ đồng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 để:
Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của ngân sách Trung ương là 1.000 tỷ đồng.
Bổ sung cho các địa phương để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội là 6.600 tỷ đồng.
Bổ sung cho Bộ Quốc phòng theo số thu từ tiền sử dụng đất quốc phòng đã nộp ngân sách nhà nước năm 2021 để xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp quốc phòng là 500 tỷ đồng.
Bổ sung cho Bộ Công an kinh phí thực hiện sản xuất 30 triệu thẻ căn cước công dân có gắn chíp là 1.141,875 tỷ đồng.
Bổ sung cho tỉnh Tiền Giang để hỗ trợ bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương năm 2021 là 567 tỷ đồng.
Bổ sung cho các địa phương để thưởng vượt thu và đầu tư trở lại là 9.494 tỷ đồng, trong đó:
Thưởng vượt thu cho 12 địa phương có số thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương năm 2021 vượt dự toán là 4.802 tỷ đồng, gồm: tỉnh Quảng Ninh (289 tỷ đồng); tỉnh Hải Dương (19 tỷ đồng); tỉnh Hưng Yên (46 tỷ đồng); tỉnh Bắc Ninh (110 tỷ đồng); tỉnh Quảng Nam (80 tỷ đồng); tỉnh Quảng Ngãi (155 tỷ đồng); tỉnh Đồng Nai (1.000 tỷ đồng) tỉnh Bình Dương (699 tỷ đồng); tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (119 tỷ đồng); TP. Hà Nội (1.000 tỷ đồng); TPHCM (1.000 tỷ đồng); TP. Hải Phòng (285 tỷ đồng).
Đầu tư trở lại cho 04 địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ là 4.692 tỷ đồng, gồm: TP. Hải Phòng (1.500 tỷ đồng); TP. Hà Nội (2.000 tỷ đồng); TPHCM (654 tỷ đồng); TP. Đà Nằng (538 tỷ đồng).
Bộ Tài chính căn cứ quy định tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022, Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 03/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ tình hình thực hiện chính sách của các địa phương, xử lý cụ thể việc hỗ trợ của ngân sách Trung ương từ nguồn kinh phí được quy định nêu trên cho từng địa phương; tổng hợp kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ để báo cáo các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội theo quy định.
Các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bổ sung vốn, kinh phí nêu trên chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng số vốn, kinh phí được bổ sung đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng quy định của pháp luật.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower