
-
Thị trường chứng khoán sẵn sàng cho cú hích nâng hạng
-
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/7: Chờ chỉnh kỹ thuật để tối ưu hóa điểm mua
-
6 động lực vững chắc giúp VN-Index chinh phục mốc 1.500 điểm
-
Thị trường vốn Việt Nam vẫn sôi động bất chấp thiếu vắng "bom tấn" IPO
-
Tăng cường triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán -
JPMorgan nâng đánh giá chứng khoán Việt Nam, dự báo VN-Index đạt 1.500 - 1.600 điểm
Sau phiên điều chỉnh liền trước, bước sang phiên giao dịch ngày 23/5, thị trường mở cửa trong trạng thái giằng co với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư thể hiện qua sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành.
VN-Index duy trì được sắc xanh trong khoảng thời gian nửa đầu của phiên sáng, sau đó, áp lực bán diễn ra mạnh hơn và khiến chỉ số đảo chiều. Sang đến phiên chiều, thị trường biến động giằng co mạnh. VN-Index chỉ biến động quanh mốc tham chiếu với những đợt tăng, giảm điểm đan xen liên tục. Sự phân hóa diễn ra mạnh ở các nhóm ngành cổ phiếu. Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Trong khi đó, áp lực từ khối ngoại cũng tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,62 điểm (0,05%) lên 1.314,46 điểm. HNX-Index giảm 0,47 điểm (0,22%) xuống 216,32 điểm. UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (0,08%) lên 96,22 điểm. Sự phân hóa mạnh thể hiện qua việc số mã tăng và giảm cân bằng nhau. Cụ thể phiên hôm nay có 374 mã tăng, trong khi có 371 mã giảm. Toàn thị trường có 49 mã tăng trần nhưng cũng có 35 mã giảm sàn.
![]() |
Top các cổ phiếu tác động đến VN-Index ngày 23/5. |
Trong nhóm VN30 phiên hôm nay có 15 mã tăng trong khi có 11 mã giảm giá. Tuy nhiên, chỉ số VN30 vẫn đóng cửa trong sắc đỏ do áp lực từ các mã như BCM, MSN, TCB, VPB… TCB phiên hôm nay giảm 1,15% và lấy đi của VN-Index 0,62 điểm. VPB giảm 1,1% và cũng lấy đi 0,4 điểm. Trong khi đó, VPL không nằm trong VN30 nhưng là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi 0,74 điểm. Chốt phiên, VPL giảm 1,85%.
Ở chiều ngược lại, GAS tăng mạnh 3,28% và là cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến VN-Index khi đóng góp 1,06 điểm. Các cổ phiếu như VHM, VIC, STB… cũng giữ được sắc xanh và giúp nâng đỡ thị trường chung. Bên cạnh đó, GEE và GEX tăng giá mạnh và cũng góp phần nâng đỡ VN-Index. GEE tăng trần lên 101.600 đồng/cổ phiếu, còn GEX tăng đến 5,31% lên 33.700 đồng/cổ phiếu.
Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như PAN, BMP, TCH, DCM, DBC, IMP... cũng đều tăng giá khá tốt trong phiên hôm nay. IMP tăng 2,8%. Ngày 22/5, Livzon Pharmaceutical Group Inc (Trung Quốc) công bố giao dịch mua lại một công ty Việt Nam. Theo công bố, công ty con gián tiếp của Livzon Pharmaceutical Group và bên bán đã ký thỏa thuận mua bán tổng cộng 99.839.990 cổ phiếu IMP chiếm 64,81% cổ phiếu đã phát hành của Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP). Số cổ phiếu ký thỏa thuận giao dịch bao gồm 73.457.880 cổ phiếu IMP thuộc sở hữu của SK Investment; 15.026.784 cổ phiếu IMP thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh Kim; và 11.355.326 cổ phiếu IMP thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư KBA.
Một số cổ phiếu khác cũng ghi nhận diễn biến khá tích cực nhờ thông tin giao dịch cổ đông nội bộ. Cổ phiếu Tập đoàn Hà Đô (HDG) tăng 1,74% sau thông tin Tổng giám đốc Nguyễn Trọng Minh đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu. Ông Minh đăng ký mua cổ phiếu HDG để nâng sở hữu từ 0,21%, lên 1,4% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 27/5 đến ngày 25/6. Ông Minh chính là con trai ông Nguyễn Trọng Thông, người vừa từ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị từ ngày 3/10/2024.
![]() |
Khối ngoại bán ròng trở lại 137 tỷ đồng ở sàn HoSE. |
Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt 16.611 tỷ đồng, giảm 37% so với phiên trước, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 14.722 tỷ đồng, giảm 41%. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt đạt 972 tỷ đồng và 536 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng trở lại 137 tỷ đồng ở sàn HoSE, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã FPT với 127 tỷ đồng. MSN và MWG bị bán ròng lần lượt 108 tỷ đồng và 89 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, GEX được mua ròng mạnh nhất với 79 tỷ đồng. Khối ngoại cũng giải ngân khá mạnh ở nhóm cổ phiếu nhà Vingroup. Trong đó, VHM và VIC được mua ròng lần lượt 68 tỷ đồng và 61 tỷ đồng.

-
Tín hiệu khả quan mùa kinh doanh quý II -
Tăng cường triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán -
JPMorgan nâng đánh giá chứng khoán Việt Nam, dự báo VN-Index đạt 1.500 - 1.600 điểm -
Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn nửa cuối năm 2025 -
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã góp bao nhiêu tiền vào VinSpeed? -
Ứng dụng blockchain trong quản lý thị trường vàng -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bán, thanh lý tài sản công
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân