
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
-
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong tháng 4
-
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc
-
Hải Phòng và Hải Dương thống nhất phương án hợp nhất 2 địa phương
-
Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
![]() |
Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. |
Tiếp tục phiên họp thứ 44, chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉnh lý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Dự thảo).
Báo cáo tóm tắt nội dung, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đến nay, giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan có liên quan về cơ bản thống nhất nhiều nội dung, tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện có một số vấn đề còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến, trong đó có việc quyết định tiền lương.
Cụ thể, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị không quy định hội đồng thành viên, chủ tịch công ty phải xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi quyết định chính sách tiền lương đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, kiểm soát viên.
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý chính sách tiền lương cần được điều chỉnh một bước theo tinh thần Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương, là đảm bảo doanh nghiệp cạnh tranh, thu hút nhân lực chất lượng cao.
Doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng, chế độ tiền lương phải đảm bảo người lao động tại đây đảm bảo được cuộc sống. Chẳng hạn, so sánh giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân thì lương của khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng cao hơn.
“Phải làm sao lương tại doanh nghiệp nhà nước đảm bảo để thu hút nhân sự chất lượng cao, cạnh tranh với mọi thành phần kinh tế”, ông Mẫn lưu ý.
Liên quan tới cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý dự thảo luật cần thiết kế để quá trình này diễn ra không làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Doanh nghiệp có vốn nhà nước thì cần có những quy định, nguyên tắc để làm sao nhà nước nắm cổ phần trên 50%. Quỹ đầu tư phát triển phải tăng tính chủ động và vấn đề kiểm tra giám sát để doanh nghiệp nhà nước thực sự mạnh, đóng vai trò chủ đạo nền kinh tế.
Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, nếu yêu cầu tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải xin ý kiến cơ quan chủ sở hữu đối với chính sách tiền lương, thì "nghe chừng" can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
![]() |
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp. |
Báo cáo giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, Dự thảo Luật thiết kế giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp.
Với tiền lương, chỉ xin ý kiến về chính sách tiền lương đối với hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Quy định này căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước, chủ sở hữu quyết.
“Lương của chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát có xin ý kiến không thôi, chứ lương của doanh nghiệp thì giao cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng giải thích.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về vấn đề này, bởi lâu nay vẫn cử người trên bộ, ngành xuống hội đồng thành viên, đại diện vốn nhà nước, ban kiểm soát. Ví dụ, ông phó tổng giám đốc lương 150 triệu đồng/tháng, nhưng người được cử xuống thì hưởng lương hành chính nên chỉ khoảng 25 triệu đồng/tháng. Vì vậy, Phó thủ tướng xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định người được cử xuống ăn theo lương doanh nghiệp, khi đã biệt phái xuống thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào thì trả lương như thế, theo quy chế doanh nghiệp, không nhận lương ngân sách.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Hải nói vấn đề này sẽ tiếp tục bàn.
“Chúng tôi nghĩ đã doanh nghiệp thì phải hành xử theo doanh nghiệp. Còn nếu anh công chức chấp nhận biệt phái thì phải có điều kiện đặc biệt riêng, lúc khó khăn mình cử anh em xuống, đến lúc ăn nên làm ra, thì lại trả lương theo hành chính thì cũng không phấn khởi lắm”, ông Hải nói.
-
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc -
Hải Phòng và Hải Dương thống nhất phương án hợp nhất 2 địa phương -
Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) -
Tổ chức lễ khởi công chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam tạo khí thế tưng bừng lan tỏa tinh thần yêu nước -
Hoàn thiện thêm cơ chế đất đai đặc thù cho Hải Phòng -
Quý I/2025: Thu ngân sách đạt kết quả khả quan
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu