Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 08 tháng 05 năm 2024,
GIC rót 500 triệu USD vào công ty sở hữu VinMart và VinMart+
Anh Hoa - 09/09/2019 16:25
 
Với số tiền tương đương 11.600 tỷ đồng, GIC có số cổ phần thiểu số trong VCM. Sau giao dịch, Vingroup vẫn là cổ đông kiểm soát của VCM.
Nghe bài viết này tại đây :

GIC - Quỹ đầu tư do Chính phủ Singapore quản lý vừa đạt được thỏa thuận cho khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ (VCM), một công ty con của Vingroup . VCM mới thành lập hồi tháng 8/2019.

VCM với vốn điều lệ 1 tỷ đồng do Phó Tổng giám đốc Vingroup Mai Hương Nội làm Chủ tịch HĐQT. Theo đăng ký thành lập mới, Vingroup sở hữu 64,3%, ông Bùi Xuân Toàn nắm 10,94% và ông Ngạc Văn Lượng giữ 3,63% tại VCM. Ông Lượng là cá nhân có nhiều giao dịch liên quan đến các công ty con của Vingroup. 

Tiếp đó, Vingroup cũng thông báo sở hữu cổ phần VinCommerce qua VCM. Theo thông tin tại cổng đăng ký doanh nghiệp, VCM nâng vốn từ 1 tỷ đồng lên 6.437 tỷ đồng, tương ứng tăng 6.436 tỷ đồng (bằng đúng vốn điều lệ của của VinCommerce). VCM trở thành công ty mẹ sở hữu chuỗi VinMart và VinMart+.  

VCM đang hiện thực hóa mục tiêu 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ vào năm 2020.
VCM đang hiện thực hóa mục tiêu 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ vào năm 2020.

Trước đó, Vingroup có động thái tách từ VinCommerce ra thêm 2 công ty mới là CTCP Đầu tư kinh doanh và Thương mại P&S và CTCP Phát triển thương mại dịch vụ Adayroi.

Adayroi là sàn thương mại điện tử với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Đầu tư kinh doanh và Thương mại P&S có vốn điều lệ 1.698 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Vincommerce trước khi tách Adayroi và Đầu tư kinh doanh và Thương mại P&S là 8.184 tỷ đồng, giảm xuống còn 6.436 tỷ đồng sau khi chia tách. Vingroup vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu tại 3 công ty trên là 64,3%. 

GIC được thành lập từ năm 1981, quản lý danh mục 100 tỷ USD. Quỹ của Chính phủ Singapore không giới hạn khu vực hoạt động mà vươn dài cánh tay tới hơn 40 quốc gia trên thế giới. Tỷ trọng đầu tư lớn nhất của quỹ nằm tại Mỹ chiếm 34% cơ cấu tài sản, tiếp theo là châu Á chiếm 19%, châu Âu và Nhật Bản 12%.

Là một nhà đầu tư dài hạn, GIC tự tin vào triển vọng tăng trưởng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình tại Việt Nam. Trong đó Vingroup và VCM gần như là thương hiệu đang dẫn đầu ở thị trường Việt Nam.

Năm 2018, GIC đã mua gần 153,85 triệu cp VHM của CTCP Vinhomes trong đợt IPO, tương đương 5,74% vốn. GIC cam kết sẽ đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD vào Vinhomes bao gồm khoản đầu tư vào cổ phiếu và các khoản cho vay để đầu tư dự án

Trước khi đầu tư vào VCM, GIC đã đầu tư vào Masan và các ngành hàng không, ngân hàngbất động sản của Việt Nam. Ông Lim Chow Kiat, CEO của GIC khẳng định nhìn thấy nhiều cơ hội tiềm năng tại các thị trường mới nổi, và rằng các thị trường này chỉ đang gặp những thách thức mang tính “riêng biệt” chứ không phải mang tính “hệ thống”.

20 dự án khoa học và công nghệ lọt vào "tầm ngắm" của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), thuộc Vingroup vừa công bố tài trợ 124 tỷ đồng cho 20 dự án khoa học và công nghệ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư