Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói của đại biểu Đỗ Văn Đương
Nguyễn Cường - 28/10/2014 07:51
 
“Cá nhân tôi vẫn mong muốn ông ấy nên đính chính lại lời phát biểu mang tính thóa mạ hơn là ý kiến xây dựng về hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư”.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kiểm soát chặt hạn mức nợ công
Nền kinh tế như người mới qua cơn sốt
Trưởng ban Nội chính báo cáo vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội
Nhìn tận mắt Nhà Quốc hội mới sắp đưa vào sử dụng
Thủ tướng chính thức thông qua Dự án Sân bay Long Thành
  Câu nói 'thóa mạ' của ĐB Đỗ Văn Đương khiến giới luật sư phản ứng dữ dội  
     

Trong khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội của ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH đoàn TP.HCM, đã cho rằng: Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền… 

Ngay lập tức, câu "nhận xét" này của ĐB Đương đã nhận được sự phản ứng khá gay gắt của rất nhiều luật sư trên cả nước. PV Infonet đã trao đổi với một số luật sư tại TP.HCM để ghi nhận quan điểm của họ về phát ngôn này.

Dưới đây là cuộc trao đổi của PV với luật sư Phạm Công Út – giám đốc công ty luật Phạm Nghiêm.

Thưa ông, ông có ý kiến gì về nhận định mới đây của ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH đoàn TP.HCM, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Đương đã cho rằng: Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền...?

Từ trái qua phải: Đại biểu QH Đỗ Văn Đương, luật sư Phạm Công Út, luật sư Bùi Quang Nghiêm, luật sư Trịnh Thanh.

 

Giới luật sư nói riêng và dư luận công chúng nói chung khá bất ngờ với phát biểu của một đại biểu Quốc hội, lại là một tiến sĩ, cộng thêm tư cách là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội như thế.

 

Vì, thứ nhất, nếu ông ấy nhìn vào một sự kiện nào đó mà không căn cứ vào các số liệu, hoặc công trình nghiên cứu khoa học nào để tự ý đánh đồng cả giới luật sư ở Việt Nam chỉ vì tiền, thì tốt nhất ông ấy nên xem lại tư cách của mình khi mặc định cho suy nghĩ hoặc thành kiến của ông ấy.

Thứ hai, tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội là hoạt động tố tụng bình thường ở các tòa án không chỉ ở Việt Nam mà ở cả thế giới văn minh. Lẽ nào ông ấy cho rằng các luật sư gỡ tội đều chỉ vì tiền.

Liệu gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn (vụ án oan và phải ngồi tù 10 năm), Lê Bá Mai (Vụ án vườn mít) có đủ tiền để nhờ các luật sư bào chữa cho mình, không chỉ trong giai đoạn tố tụng mà còn ở cả giai đoạn hậu tố tụng để đấu tranh minh oan cho những người vô tội đó, và biết bao nhiêu số phận khác rằng họ không hề có tội, trong khi Tòa án đã tuyên là họ có tội?

Thưa ông, ông có cho rằng nhận định của ông Đương xuất phát từ việc ông ấy đã từng là một kiểm sát viên trong quá khứ?

Nếu là kiểm sát viên thì cũng không ai phát biểu trên báo chí để thóa mạ giới luật sư như thế. Vì vậy, nếu ông Đương phát biểu nhận định như trên với quá khứ của một người từng ở vị trí kiểm sát viên thì cá nhân tôi không thể không liên hệ tới những tiêu cực của một số kiểm sát viên đã từng bị nêu trên mặt báo chí.

Ví dụ như vừa qua, ông Nguyễn Đình Hà, phó viện trưởng VKSND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) nói với bị can: "Tội trạng của anh đã rõ rành rành, anh mời luật sư lên để bào chữa là quá coi thường chúng tôi. Tôi nói cho anh biết, luật sư có mà cãi đằng trời. Nếu anh không rút luật sư thì chúng tôi không thể chiếu cố cho anh được. Nể anh là người nhà chị Niên chúng tôi mới giúp, nhưng với điều kiện anh rút luật sư”... 

Có thể đó chỉ là một trong nhiều cuộc ngã giá đã từng xảy ra để mặc cả giữa kiểm sát viên với tội phạm để họ không phải tốn tiền nhờ tới luật sư.

Điều này không còn là chuyện cá nhân thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, Liên đoàn luật sư, và cả Cục Trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp sẽ không thể chấp nhận phát biểu của ông Đương. Vì các số liệu báo cáo về hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người khuyết tật, người có công với cách mạng... từng nhận được sự giúp đỡ miễn phí của giới luật sư hàng năm là rất lớn.

Do đó, tôi hy vọng tới đây Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có văn bản chính thức yêu cầu ông Đương phải đính chính hoặc có lời xin lỗi tới cử tri và giới luật sư ở Việt Nam về lời phát biểu mang tính xúc phạm danh dự của các luật sư VN như thế.

Cá nhân ông có nghĩ rằng ông Đương cần có hành động gì sau phát biểu này?

Cá nhân tôi vẫn mong muốn ông ấy nên đính chính lại lời phát biểu mang tính thóa mạ hơn là ý kiến xây dựng về hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư. Và tôi cũng hy vọng sẽ không có những phát biểu thể hiện sự hoài nghi của ông ấy với bất kỳ đối tượng ngành nghề nào trong xã hội với tư cách đại biểu của nhân dân một cách cá nhân như vậy.

Ông có nghĩ rằng hiện nay ở nước ta có một bộ phận luật sư như phát biểu của ông Đương?

Ngành nghề nào cũng cần có lương hoặc thu nhập để sống, điều đó không thể chối cãi. Nếu ông Đương không sống bằng lương thì ai sẽ nuôi ông ấy, và ông ấy nuôi được ai? Nhưng nếu nói ông ấy chỉ vì tiền mà làm việc thì đó là sự thóa mạ vô liêm sỉ của người phát ngôn. Do đó, ta không nên đánh đồng hai khái niệm hưởng lương hoặc thù lao với vì lương hoặc vì tiền, nó không xứng tầm với tư duy của một trí thức.

Cùng trao đổi về vấn đề này với PV Infonet, luật sư Bùi Quang Nghiêm – Giám đốc công ty luật Nghiêm & Chính cho rằng: 

“Ông Đương hiểu rất ít về nghề luật sư. Luật sư phải có đạo đức thì mới có những điều khác (các hợp động bào chữa, tài chính - PV) được, nó phải cân đối giữa hai cái đó.

Nếu chỉ có tiền thôi mà đạo đức không có thì rất khó để có thể phát triển được. Nó phải hài hòa, giữa tỉ lệ khách hàng giàu và người nghèo.Người luật sư phải khẳng định được tôi không làm vì tiền mà vì ý nghĩa lao động của tôi.

Bản thân thiên chức của luật sư là bảo vệ người yếu thế. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi mình không nhận tiền của một khách hàng nào đó mà mình vẫn giúp đỡ được họ. Không phải chỉ tôi mà rất nhiều người đã từng theo đuổi những vụ án kéo dài nhiều năm trời nhưng hoàn toàn miễn phí.

Có những khách hàng rất nghèo cần đến sự trợ giúp của luật sư. Với họ tôi không có tiền bạc nhưng tôi vẫn đạt được mụch đích của mình là đi tìm ý nghĩa lao động của mình đối với những người yếu thế”.

Trong khi đó Luật sư Trịnh Thanh – Trưởng văn phòng luật sư Người nghèo cho rằng: “Có rất nhiều luật sư đã tham gia bào chữa miễn phí, hay những luật sư của các Trung tâm trợ giúp pháp lý thực ra là có phí của nhà nước, nhưng là phí cho vui. Có thể ông Đương là người ít kinh nghiệm thực tiễn, ít va chạm mà chỉ thuần túy ở góc độ lý thuyết nên có vênh nhau”.

Những phát ngôn ấn tượng làm nóng nghị trường Quốc hội Những phát ngôn ấn tượng làm nóng nghị trường Quốc hội

() Văn phòng Quốc hội vừa hoàn thành nội dung cuối cùng của Kỳ họp Quốc hội thứ 7 - tổ chức họp báo công bố kết quả Kỳ họp Quốc hội thứ 7. Kỳ họp Quốc hội thứ 7 kéo dài hơn một tháng, với 43 phiên họp toàn thể tại hội trường và 11 phiên họp tại tổ. Tại các diễn đàn này, nhiều đại biểu Quốc hội đã để lại những phát biểu ấn tượng trước nhiều vấn đề trọng đại, thời sự của đất nước. Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn xin điểm lại một số phát biểu được dư luận quan tâm.

Phòng công chứng: Tồn tại hay giải thể? Phòng công chứng: Tồn tại hay giải thể?

(Baodautu.vn) Hàng loạt phòng công chứng sẽ không còn tồn tại trong thời gian tới, nếu Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014. Xử lý vấn đề này thế nào, chấm dứt hoạt động hay chuyển đổi thành văn phòng công chứng là câu hỏi được phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn đặt ra với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm Tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm

(Baodautu.vn) Trong phiên họp sáng nay (21/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5 tới đây để tổng kết, đánh giá và sửa đổi Nghị quyết 35/2012/QH13.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư