
-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
![]() |
BMO Capital Markets nghi ngờ khả năng năm 2022 sẽ đánh dấu cuộc khủng hoảng cuối cùng của Vương quốc Anh. Ảnh: AFP |
Sau khi rớt giá xuống mức thấp kỷ lục - mức 1 GBP đổi được 1,04 USD vào ngày 25/9 do những công bố chính sách được cho là không phù hợp của cựu Thủ tướng Liz Truss, đồng bảng Anh đã phục hồi về mức 1 GBP "ăn" khoảng 1,139 USD trong vài phiên giao dịch gần đây, tuy nhiên tỷ giá này vẫn giảm hơn 15% so với đầu năm.
Tân Thủ tướng Sunak đã lên kế hoạch tái khởi động chương trình nghị sự chính sách tài khóa vốn bảo thủ và truyền thống, trong đó chủ yếu nhằm ổn định thị trường và giảm bớt kỳ vọng về việc Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ hơn.
Đưa ra khuyến cáo vào đầu tuần này, ông Shreyas Gopal, Phó chủ tịch Deutsche Bank cho biết chương "khủng hoảng" ở Vương quốc Anh có thể đã kết thúc, với đồng bảng hiện được giao dịch như một loại tiền tệ "bình thường". Tuy nhiên, áp lực trượt giá vẫn hiện hữu, bởi nguồn lực tài chính bên ngoài vẫn còn rất lớn.
Ngân hàng Trung ương Anh hôm 3/11 đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất trong 33 năm trở lại đây. Các nhà kinh tế hy vọng cơ quan này sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ ôn hòa hơn và sẽ không đẩy lãi suất cuối cùng lên gần 5%.
"Nói chung, chúng tôi vẫn dự đoán đồng bảng Anh sẽ trượt giá và đà suy yếu của đồng bảng sẽ quay trở lại trong thời gian còn lại của năm", ông Gopal nói.
Đại diện Deutsche Bank cho rằng, trong bối cảnh nhiều biến động, thị trường đã đánh giá đúng nguy cơ đồng bảng Anh trượt giá.
Theo đài CNBC, tiền lương thực tế ở Anh đã giảm kỷ lục trong quý II/2022 trong khi lạm phát leo lên mức cao nhất trong 40 năm với mức 10,1% trong tháng 9.
Ông Gopal cho biết, tiết kiệm của khu vực tư nhân Anh có thể giảm hơn nữa trong những quý tới để duy trì chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu. Các kế hoạch tài khóa mới được chính phủ Anh dự kiến công bố toàn bộ vào cuối tháng này.
Chính phủ Anh đã đưa ra những cam kết cụ thể về một phiên bản "Kế hoạch đảm bảo giá năng lượng" với mục tiêu rõ ràng hơn, giúp cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhưng sẽ gia tăng thêm khả năng suy thoái của Vương quốc Anh.
Theo Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs, việc thay đổi quan điểm ôn hòa hơn trong chính sách tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đồng bảng Anh. Hơn nữa, việc chấm dứt các khoản hỗ trợ tài chính trong bối cảnh kinh tế suy thoái nghiêm trọng xem ra là điều "nói dễ hơn làm".
"Kết hợp các yếu tố trên lại với nhau, chúng tôi đang điều chỉnh dự báo đối với đồng bảng Anh theo hướng tích cực hơn, nhưng vẫn đề phòng kịch bản đồng tiền này trượt giá trong thời gian tới", ông Kamakshya Trivedi, Trưởng bộ phận phân tích ngoại hối toàn cầu, tỷ giá tại Goldman Sachs, cảnh báo.
Tuần trước, Goldman Sachs đã nâng triển vọng 3, 6 và 12 tháng đối với đồng bảng Anh lên mức 1 GPB lần lượt đổi được 1,10 USD, 1,11 USD và 1,22 USD.
Giới phân tích cũng cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay chưa phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng của Vương quốc Anh.
Mới đây, Công ty dịch vụ tài chính BMO Capital Markets đã đưa ra dự báo rằng với quan điểm chính sách ít "diều hâu" hơn, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ không kích hoạt một đợt bán tháo mạnh tay ngắn hạn đối với đồng bảng Anh.
"Nền kinh tế Vương quốc Anh và đồng bảng Anh vẫn đang gặp nhiều bất lợi về kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm hấp dẫn hơn trong bức tranh kinh tế vĩ mô của Vương quốc Anh là việc trở thành nền kinh tế đầu tiên gặp khủng hoảng và thoát khỏi nó", ông Stephen Gallo, Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối châu Âu tại Công ty BMO Capital Markets đánh giá.
Tuy nhiên, trong dài hạn, ông Gallo cho biết BMO Capital Markets đang hoài nghi về khả năng năm 2022 sẽ đánh dấu cuộc khủng hoảng cuối cùng của Vương quốc Anh và rất có thể khủng hoảng sẽ tiếp tục xoay quanh vấn đề tiền tệ, cán cân thanh toán hay chính sách tài khóa.

-
Quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đòn thuế của Tổng thống Trump -
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan -
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5% -
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”