-
Hà Nội sẽ lắp đặt thêm 23.736 camera xử lý vi phạm giao thông -
"Xuyên đêm sáng đèn" phục vụ tinh gọn bộ máy, đột phá khoa học-công nghệ -
Ninh Bình: Thành phố Hoa Lư chính thức đạt chuẩn đô thị loại I -
Quyết định xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt -
Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc
Người lao động tìm hiểu thông tin việc làm tại Trung tâm việc làm Hà Nội. Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN |
Theo đó, các Trung tâm dịch vụ việc làm được phân bố như sau, 24 trung tâm ở vùng trung du miền núi phía Bắc; 37 trung tâm ở vùng Đồng bằng sông Hồng; 30 trung tâm ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; 5 trung tâm ở vùng Tây Nguyên; 14 trung tâm ở vùng Đông Nam Bộ; 21 trung tâm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ nay đến năm 2025, không tăng số lượng các Trung tâm dịch vụ việc làm.
Quyết định cũng đặt ra mục tiêu năm 2020, 100% người lao động đến các Trung tâm dịch vụ việc làm được tư vấn việc làm và học nghề, trong đó 70% số người lao động được giới thiệu tìm việc làm có kết nối việc làm thành công; đồng thời đáp ứng được 50% nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động...
Về tổ chức hệ thống, quản lý, Quyết định nêu rõ sẽ kiện toàn hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung - cầu lao động bảo đảm hỗ trợ tốt nhất người lao động và người sử dụng lao động, tăng cơ hội việc làm cho người lao động trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm; các chính sách về tuyển dụng, sử dụng và điều kiện làm việc cho đội ngũ nhân lực làm công tác dịch vụ việc làm.
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ của các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; ngân sách Nhà nước chi trả cho một số hoạt động dịch vụ việc làm không có thu theo quy định; sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Quyết định, Nhà nước đầu tư có trọng điểm các trung tâm dịch vụ việc làm; ưu tiên các tỉnh nghèo không tự cân đối ngân sách; đồng thời huy động từ các nguồn thu khác để thực hiện đầu tư tập trung, đồng bộ đối với các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động.
Bên cạnh đó, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực làm công tác dịch vụ việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hội nhập khu vực, thế giới; chuẩn hóa đội ngũ nhân lực làm công tác dịch vụ việc làm thông qua việc thi để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm sự gắn kết giữa trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo thông qua việc thuê doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp và tăng cường chia sẻ thông tin thị trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển lao động, tìm kiếm việc làm, dự báo và đào tạo nguồn nhân lực của thị trường lao động.
-
Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc -
Chủ tịch Đắk Nông: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm -
Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan đầu tư năng lượng tại Việt Nam -
Huyện Vũ Thư (Thái Bình): Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng -
Thái Bình quyết liệt tinh gọn bộ máy, hướng tới tăng trưởng hai con số
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng