-
Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang làm Chánh văn phòng Bộ Công an -
Hải Dương dự kiến giảm 5 Giám đốc Sở, hỗ trợ người thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi -
Hà Nội sẽ lắp đặt thêm 23.736 camera xử lý vi phạm giao thông -
"Xuyên đêm sáng đèn" phục vụ tinh gọn bộ máy, đột phá khoa học-công nghệ -
Ninh Bình: Thành phố Hoa Lư chính thức đạt chuẩn đô thị loại I -
Quyết định xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt
Dự án sẽ lập một bản đồ rủi ro về điều kiện làm việc của người lao động tại những doanh nghiệp sản xuất điện tử |
Theo ông René Robert, Quyền giám đốc ILO tại Việt Nam, Dự án sẽ góp phần khuyến khích các công ty đa quốc gia đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua những phương thức thực hành lao động trách nhiệm xã hội tại Việt Nam, trong đó chú trọng vào ngành điện tử.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Dự án sẽ lập một bản đồ rủi ro về điều kiện làm việc tại những doanh nghiệp được lựa chọn trong ngành sản xuất điện tử. Hoạt động này sẽ giúp tăng cường năng lực của thanh tra công, nhằm xác định những vấn đề chính liên quan đến những hành vi không tuân thủ quan hệ lao động lành mạnh trong các doanh nghiệp.
Ở năm thứ nhất triển khai, Dự án sẽ lập bản đồ việc làm và các phương thức thực hành lao động trong ngành điện tử cũng như những thách thức và trở ngại đối với việc làm bền vững, các chính sách và phương thức thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện nay và tổng quan về cách thức đảm bảo tăng số lượng cùng chất lượng việc làm trong ngành thông qua phối hợp với các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam.
Cùng với đó, Dự án cũng khảo sát về các sáng kiến trong các công ty đa quốc gia hoạt động trong ngành điện tử. Khảo sát này sẽ xác định được mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra lao động công với hệ thống kiểm định tư nhân, từ đó sẽ tạo cơ chế cho hai hoạt động có thể củng cố lẫn nhau.
Ở cấp quốc gia, Dự án sẽ xây dựng và triển khai hiệu quả các chiến lược trong nước về phát triển kinh tế toàn diện và việc làm vì người nghèo; phát triển doanh nghiệp bền vững; cải thiện quản trị lao động và tuân thủ luật lao động thông qua triển khai và giám sát hiệu quả pháp luật lao động và tăng cường năng lực thể chế của các tổ chức người sử dụng lao động.
Giải thích lý do vì sao chọn ngành điện tử là đối tượng nghiên cứu của dự án, ông Robert cho rằng, điện tử đang là nguồn xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Ngành điện tử tuyển dụng khoảng 250.000 người lao động tại 500 công ty. Những thiếu hụt của việc làm bền vững trong lĩnh vực này bao hàm các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, hậu quả của việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, công việc bấp bênh, mức lương trung bình và thiếu quyền thỏa ước tập thể và tự do hội họp.
Ông Robert cũng nhấn mạnh thêm, tương tự ngành may mặc, tại ngành sản xuất điện tử, trong khi một số khách hàng quốc tế khuyến khích các nhà cung cấp thực hiện bộ quy tắc ứng xử và hỗ trợ trong thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về lao động thì việc tuân thủ luật pháp trong nước và nguyên tắc của các tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn là một thách thức lớn đối với các công ty hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hỗ trợ thực hiện và tăng cường năng lực cho tất cả các bên liên quan trong lĩnh vực thực hành lao động trách nhiệm.
Thêm vào đó, Dự án được thực hiện như một sự bổ sung cho Dự án khu vực “Cải thiện chất lượng và số lượng việc làm thông qua các phương thức thực hành lao động trách nhiệm xã hội tại châu Á” (RAS/14/59/JPN) hiện đang khởi động tại Myanmar và Pakistan do Chính phủ Nhật bản tài trợ. Cần phải nói thêm, Nhật Bản đang là quốc gia có nhiều doanh nghiệp điện tử hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Đại diện của ILO cho biết, phía ILO sẽ cung cấp những hướng dẫn để doanh nghiệp có thể thúc đẩy những sáng kiến có trách nhiệm xã hội liên quan đến lao động thông qua việc sử dụng những tiêu chuẩn lao động quốc tế và các công cụ pháp quy khác.
Trước đó, năm 2009, ILO đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện dự án “Better Work” trong ngành may mặc. Do đó, các công cụ và phương pháp luận đang được sử dụng đó sẽ được điều chỉnh để áp dụng cho ngành sản xuất điện tử.
Theo đề xuất, thông qua sự lựa chọn của ILO và VCCI, Dự án sẽ bắt đầu thí điểm hoạt động với các doanh nghiệp được lựa chọn ở miền Bắc trong năm đầu tiên. Dựa trên những đánh giá về kết quả của giai đoạn thí điểm, hoạt động lập bản đồ rủi ro có thể được cân nhắc mở rộng thêm ở miền Bắc, hoặc ở các tỉnh khác trong năm thứ hai và thứ ba của dự án.
VCCI cho biết, kết quả của Dự án sẽ được sử dụng trong các cuộc tọa đàm giữa Nhật Bản và các nước tiếp nhận đầu tư châu Á nhằm mục đích tăng cường cam kết của chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào châu Á để thúc đẩy các thực hành kinh doanh có trách nhiệm xã hội.
Mặc dù Việt Nam là quốc gia hưởng lợi của dự án này, tuy nhiên, đây là một phần của một sáng kiến lớn hơn trong khu vực, do vậy, kết quả của Dự án cũng được kỳ vọng ở mức cao hơn, đó là góp phần xác định mô hình hợp tác hiệu quả giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư FDI.
-
Ninh Bình: Thành phố Hoa Lư chính thức đạt chuẩn đô thị loại I -
Quyết định xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt -
Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc -
Chủ tịch Đắk Nông: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm -
Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan đầu tư năng lượng tại Việt Nam
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng