Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Góc nhìn của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về tác động của EVFTA
Hà Linh (NCĐT) - 08/07/2019 16:24
 
Hiệp định EVFTA có thể giúp nâng tầm kinh tế Việt Nam và làm cho nền tảng kinh tế chúng ta tốt hơn, làm tăng nội lực cho Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Vietnam Finance
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Vietnam Finance

Hiệp định EVFTA được xem là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.

Về cơ hội mà EVFTA đem lại cho Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết: "Thị trường EU quyết định mở cửa cho Việt Nam ở mức độ rất cao với số dòng thuế được giảm tới hơn 90%, có nghĩa là hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU đều được giảm thuế. Tốc độ giảm thuế nhanh, thời gian giảm thuế ngày lập tức đã lớn rồi, và sau 7 năm thì tất cả các mặt hàng đều được giảm thuế. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay". 

Không chỉ xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội được nhập khẩu nhiều dòng máy móc, thiết bị tốt hơn. Liên mình châu Âu là nước tiên tiến nhất trên thế giới với mức độ đầu tư công nghệ cao rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam thì đang khát khao phát triển theo công nghệ 4.0. Do đó, thị trường này vừa là nguồn cũng cấp cũng như bạn hàng đầu tư lớn cho lĩnh vực này. “Nhập khẩu những sản phẩm công nghệ tiên tiến như vậy nó mới nâng được tầm của kinh tế Việt Nam lên và làm cho nền tảng kinh tế chúng ta tốt hơn, làm tăng nội lực cho Việt Nam”, bà Lan cho biết.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.

Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% trong giai đoạn 2019-2023; 4,57-5,30% trong giai đoạn năm 2024-2028 và 7,07-7,72% trong giai đoạn năm 2029-2033.

Theo bà Phạm Chi Lan, EVFTA sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi bởi khi có hiệp định, tất cả các lĩnh vực từ xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, công ăn việc làm ... đều cao hơn hẳn so với CPTPP. “Lợi ích đạt được lớn nhất sẽ nằm trong hiệp định EVFTA và hiệp định đầu tư với EU. Nó có thể giúp cho chúng ta đạt được những khát vọng của mình về đưa năng suất lao động cao lên và GDP tăng trưởng lên tốc độ tương đối nhanh”, bà Lan nhấn mạnh. 

Nâng cao nội lực doanh nghiệp

Theo bà Lan, để tận dụng được những cơ hội từ EVFTA thì Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng kết nối doanh nghiệp cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực tế hiện nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.

Không chỉ vậy môi trường kinh doanh, hệ thống thể chế cũng cần nhiều thay đổi để làm yên tâm các nhà đầu tư từ EU và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam vươn lên để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức trong thời gian tới. “Tôi nghĩ điều này là quan trọng lắm, vì nếu chúng ta không cải thiện được hệ thống thể chế của mình, không cải thiện được môi trường kinh doanh thì chúng ta không chỉ không nắm được cơ hội mà còn bị những thách thức dội vào nặng nề hơn”, bà Lan chia sẻ.

Bên cạnh đó cũng cần là phải nâng cao khả năng kết nối giữa các doanh nghiệp cũng như giữa Việt Nam với các nước khác. Thực tế, hơn 30 năm mở cửa, chúng ta vẫn làm gia công mà không vươn lên được các vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị. Điều này chứng tỏ năng lực kết nối của Việt Nam còn hạn chế. Do đó, nếu không thay nâng cao khả năng kết nối, thì doanh nghiệp khó có thể nâng cao vị thế của mình lên. “Và khi thách thức nhiều thì người ta lợi 10, mình chỉ được lợi 1 thôi và cơ hội sẽ trôi đi, các nước khác sẽ chớp mất cơ hội này”, bà Lan cho biết.

Tự nâng cấp để có thể chơi lớn với EVFTA
Với việc ký kết EVFTA và EVIPA, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cấp mình để tạo sức cạnh tranh đủ lớn trong cuộc chơi thương mại với EU.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư