
-
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024)
-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương -
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh. |
Ký kết EVFTA và EVIPA là dấu mốc quan trọng
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Hai bên vẫn còn phải trải qua một bước nữa để đưa 2 Hiệp định vào thực thi.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, để đi vào thực thi 2 Hiệp định này cần phải trình Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Chính phủ Việt Nam và Ủy ban châu Âu đều hy vọng tiến trình phê chuẩn 2 hiệp định sẽ diễn ra suôn sẻ ở cả Việt Nam và EU.
Trong những ngày tới, Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị bộ hồ sơ trình phê chuẩn 2 Hiệp định. “Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định phân công cụ thể, nhưng nhiều khả năng Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ hồ sơ trình phê chuẩn EVFTA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm về bộ hồ sơ trình phê chuẩn EVIPA”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thông tin.
Với Việt Nam, theo đúng quy trình quy định tại Luật Điều ước, Chính phủ sẽ trình bộ hồ sơ xin phê chuẩn sang Chủ tịch nước và Chủ tịch nước quyết định việc trình ra Quốc hội để xin phê chuẩn 2 Hiệp định.
Với EU, quy trình phê chuẩn có sự khác biệt giữa EVFTA và EVIPA. Cụ thể, EVFTA chỉ cần Nghị viện châu Âu phê chuẩn là có thể có hiệu lực ngay. Phía EU gọi đây là hiệu lực “tạm thời” bởi sau đó, về nguyên tắc EVFTA vẫn phải được Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Còn EVIPA lại khác, phải được cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua thì mới có hiệu lực thực thi.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, EVFTA và EVIPA không xuất phát từ con số không. Việt Nam và UE có một lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư lâu dài và bền chặt, bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước. EU là một trong những đối tác đầu tiên dành hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, đồng thời là đối tác đầu tiên kết thúc đàm phán với Việt Nam về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trên nền tảng của sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc và mối quan hệ kinh tế - thương mại bền chặt, 2 bên quyết định nâng tầm quan hệ bằng việc đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do. Dù đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với những cam kết toàn diện và chất lượng cao, EU tin tưởng Việt Nam sẽ đủ năng lực thực thi hiệp định.
“Sự tin cậy đó là có cơ sở bởi EU đã có một thời gian dài chứng kiến Việt Nam thực thi hết sức nghiêm túc các cam kết quốc tế của mình, không chỉ cam kết khi gia nhập WTO mà còn cả cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1995 tới nay”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Anh không được hưởng các ưu đãi về thuế quan giữa Việt Nam và EU
Tuy nhiên, sau Brexit, vương quốc Anh không còn trong khối EU. Do đó, tại thị trường Anh, Việt Nam không được hưởng những ưu đãi về thuế quan được cam kết trong hiệp định EVFTA.
Trao đổi bên lề cuộc họp báo thường kì, thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, việc kí hiệp định EVFTA là kí với một thực thể các nước chứ không chỉ riêng một nước. Nếu Anh rời khỏi EU, các điều khoản trong hiệp định EVFTA vẫn được bảo toàn.
Điều này đồng nghĩa, Anh không được hưởng các ưu đãi về thuế quan giữa Việt Nam và EU.
Để giải quyết vấn đề này, thứ trưởng Khánh cho biết, chỉ đàm phán với vương quốc Anh với nguyên tắc tất cả các điều khoản trong hiệp định EVFTA cũng sẽ được áp dụng tương tự với hiệp định song phương Việt Nam và Anh.
"Chúng ta đã có nền tảng các điều khoản trong hiệp định thương mại EVFTA nên việc đàm phán sẽ trở nên dễ dàng hơn", Thứ trưởng Khánh cho hay.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành trình Thủ tướng về việc đàm phán, kí kết hiệp định thương mại tự do với vương quốc Anh với nội dung trên nền tảng EVFTA.

-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương -
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu -
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển