-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Đây là thông tin ông Lý Ngọc Minh vừa chia sẻ tại Vietnam CEO Forum 2018 do Hội doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức.
Nhà sáng lập thương hiệu gốm sứ Minh Long chia sẻ, năm 1996, Minh Long đã nhập các máy móc tự động về để nâng cao năng lực sản xuất.
Ông Lý Ngọc Minh và các diễn giả chia sẻ về công nghệ tại Vietnam CEO Forum 2018. |
Tuy nhiên, mãi đến năm 2014, doanh nghiệp này mới thực sự áp dụng, khi gắn với nhu cầu giải quyết vấn đề đang xảy ra. Bởi giai đoạn này, chi phí lương nhân công cũng như giá gas tăng vọt, và ảnh hưởng đến chi phí giá thành sản phẩm.
Minh Long buộc phải tìm kiếm công nghệ tự động hoá cũng như mất 13 năm nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm sứ cao cấp ở nhiệt độ 1.380 độ C, bằng phương pháp đốt một lần lửa.
“Giai đoạn đó chúng tôi buộc phải áp dụng chứ không nghĩ đến 4.0 hay cách mạng công nghiệp gì cả. Giải pháp công nghệ tạo ra tự động hoá và xuất phát từ vấn đề đang cần giải quyết. Đến nay, Minh Long nghiên cứu thành công công nghệ một lần nung này mà chưa doanh nghiệp nào trên thế giới thực hiện được. Không phải để khoe Minh Long giỏi nhưng đây là lần đầu tiên tôi nói về vấn đề này trước Diễn đàn công cộng vì khi nói ra, rất sợ người ta nói Minh Long nổ”, ông Lý Ngọc Minh chia sẻ.
Được biết, ban đầu, ông Minh hợp tác với một đối tác Đức nhưng bất thành. Ông quay về nước, quyết tự nghiên cứu và thay đổi quy trình công nghệ nung hai lần lửa sang một lần lửa mà vẫn đạt được chất lượng châu Âu (Đức).
Và khi đưa vào hoạt động hệ thống sản xuất tự động hoá, từ việc cần 400 lao động để sản xuất một số lượng sản phẩm dự kiến thì nay, Minh Long chỉ cần 15 nhân viên để hoàn thành điều đó.
“Chúng tôi giờ chỉ tốn 20 giờ để sản xuất một cục đất ra thành phẩm. Còn trên thế giới, họ mất tối thiểu là 72 giờ hoặc từ 5-7 ngày”, ông Minh nói và lưu ý, cần nhận thức rõ, việc tăng số lượng thành phẩm đi cùng áp lực phát triển hệ thống cũng như khả năng bán hàng.
Và thứ hai là đội ngũ hiện tại có đủ chuyên gia, chuyên viên để vận hành hệ thống cùng kiến thức chuyên môn hay không.
Bởi thực tế, Minh Long từng tuyển dụng khoảng 70 nhân viên đã được đào tạo tại các trường đại học về học cách sử dụng máy móc, tuy nhiên, sau 3 tháng, không một ai trong số họ có khả năng thực hiện.
Lý do, đội ngũ này dù biết đến kỹ thuật số, công nghệ thông tin,…nhưng lại “zero” về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn sản xuất gốm sứ.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025