-
Xuất khẩu gần 13 tỷ USD hàng Việt sang Hà Lan -
Tái cơ cấu vùng trồng bưởi tại Hà Nội -
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực
Với sự tham gia của 80 doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam, 50 diễn giả trong nước và quốc tế, Green-Biz 2013 tiếp tục tôn vinh các giải pháp kinh doanh xanh, từ sản xuất đến tiêu dùng xanh, giáo dục và tư duy xanh, quản lý nguồn tài nguyên xanh, với mục đích cuối cùng là chuyển tải thông điệp kinh doanh xanh tới cấp Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Schneider Electric là nhà tài trợ vàng |
Với thông điệp đó, Green-Biz 2013 là triển lãm toàn diện về khía cạnh những giải pháp kinh doanh sạch tại Việt Nam, đưa ra những cơ hội giới thiệu công nghệ, đồng thời là cầu nối giao lưu giữa doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.
Theo đó, Hội thảo có sự tham gia của đông đảo nhà hoạch định chính sách đến từ khu vực công và tư, những giáo sư chuyên ngành trong lĩnh vực xanh trong nước và khu vực, cũng như cơ quan đại diện của doanh nghiệp châu Âu.
Đặc biệt, Hội thảo còn có sự hiện diện của ông Gunnar Oom, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thụy Điển, với tham vấn cho doanh nghiệp Việt Nam trước nhu cầu đổi mới mô hình kinh doanh theo xu hướng xanh.
Chủ đề mà Green-Biz 2013 đặc biệt nhấn mạnh gồm: sản xuất và tiêu dùng xanh; đô thị hóa; kiến trúc hạ tầng; giáo dục và tư duy xanh; quản lý nguồn tài nguyên (năng lượng, rác thải, nước); nghề nghiệp xanh, các yêu cầu công việc và Giải thưởng Giải pháp kinh doanh xanh.
Phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Sự kiện Green-Biz năm nay sẽ một lần nữa có sự tham gia của Bộ Công thương với tư cách là nhà đồng tổ chức nhằm thúc đẩy những chính sách hỗ trợ cho phát triển bền vững, chú trọng hơn tới mô hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường.
Chính vì vậy, cơ hội dành cho những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm, dịch vụ và công nghệ xanh để mở rộng mạng lưới đến Việt Nam là vô cùng lớn. Nhiều doanh nghiệp châu Âu đã và đang cung cấp các sản phẩm và công nghệ tiên tiến đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này sẽ tham gia triển lãm diễn ra song song với Green-Biz, trong đó có Công ty Schneider Electric, Phillips, Siemens, Alstom, Robert Bosch, Messer, Holcim…
Từ ý tưởng kinh doanh xanh đến sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, đều mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả nền kinh tế.
Trong đó, việc tuân thủ tiêu chuẩn ISO, không chỉ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn giúp bảo vệ môi trường, nguồn lao động và tài nguyên. Cách tiếp cận toàn diện nhắm tới kinh doanh bền vững là một giải pháp các bên cùng có lợi, bao gồm nhà sản xuất, người tiêu dùng, Chính phủ.
Green-Biz sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu cùng trao đổi các ý tưởng kinh doanh xanh và kinh doanh bền vững. Đặc biệt, phần tham vấn với Chính phủ Việt Nam vào phiên cuối của Hội thảo sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp đề xuất các giải pháp hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngoài sản xuất và tiêu dùng xanh được các doanh nghiệp dành sự quan tâm nhiều hơn cả, thì mảng giáo dục xanh và tư duy xanh tuy là khái niệm mới, nhưng cũng là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý giáo dục và đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch EuroCham cho biết: “Chúng tôi muốn tiếp cận vấn đề một cách rất thực tế. Đó là xanh hóa cả về tư duy nhận thức, tiêu dùng và sản xuất, sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh và sinh hoạt mỗi ngày, giảm phát thải và giảm sử dụng lãng phí - và các hoạt động hướng tới lợi nhuận kinh doanh này sẽ mang lại lợi ích cho môi trường”.
Đối với lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, hơn bất cứ lúc nào, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, trong đó, nguồn năng lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Từ những hạn chế này, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến các sáng kiến giúp mang lại thay đổi, làm thế nào để cân bằng nhu cầu năng lượng với nhu cầu giảm thiểu khí thải CO2.
Trong những thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, nguồn cung cấp năng lượng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một lớn hơn. Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả là thiết yếu đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến các sáng kiến, nhằm cân bằng nhu cầu năng lượng với hạn chế biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải CO2.
Chính phủ Việt Nam có thể tìm ra những giải pháp phù hợp với Chiến lược Phát triển bền vững tại Việt Nam từ các chuyên gia và doanh nghiệp tham gia sự kiện Green-Biz 2013, nhằm hướng tới tăng cường hợp tác kinh tế và đem lại lợi ích cho toàn xã hội.
Hải yến
-
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam