Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Hà Giang muốn hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng
Anh Minh - 20/11/2018 15:56
 
Sau Lào Cai, UBND tỉnh Hà Giang đang xin ý kiến các bộ, ngành về chủ trương hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng thành Sở GTVT – Xây dựng tỉnh Hà Giang.
Bộ phận giao dịch một cửa Sở GTVT Hà Giang
Bộ phận giao dịch một cửa Sở GTVT Hà Giang

Cụ thể, UBND tỉnh Hà Giang muốn hợp nhất vị trí của 2 sở (GTVT và Xây dựng) làm một, cụ thể là Sở GTVT – Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng.

Về chức năng, nhiệm vụ, UBND tỉnh Hà Giang đề xuất chuyển giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của Sở GTVT và Sở Xây dựng sang Sở GTVT – Xây dựng (đơn vị mới có trụ sở tại Sở GTVT hiện nay – số 380, đường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang). Về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo tỉnh Hà Giang chuyên giao nguyên trạng 6 phòng chuyên môn của Sở Xây dựng và 7 phòng chuyên môn của Sở GTVT về Sở GTVT – Xây dựng; đồng thời thực hiện sắp xếp từ 13 bộ phận thành 8 bộ phận (giảm 5); tiến hành CPH 4 đơn vị gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; Trung tâm Quy hoạch Xây dựng; Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới; Trung tâm đào tạo điều khiển phương tiện GT.

Đối với lãnh đạo Sở mới sẽ gồm 1 Giám đốc, không có 3 phó Giám đốc. Việc sáp nhập sẽ được thực hiện kể từ 1/1/2019 sau khi được HĐND tỉnh Hà Giang phê duyệt.

Được biết, Sở GTVT Hà Giang hiện có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 7 phòng nghiệp vụ, 3 đơn vị sự nghiệp công lập; Sở Xây dựng Hà Giang hiện có 1 giám đôc, không quá 3 phó giám đốc và 6 phòng nghiệp vụ; 2 đơn vị sự nghiệp công lập.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/1017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thông chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW). Nghị quyết đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, trong đó “Khẩn trương rà soát, cương quyết sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các Bộ, ngành và các tổ chức trực thuộc các Bộ, ngành; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ để một số tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính”.

Đề xuất thí điểm hợp nhất nhiều cơ quan để giảm biên chế, lãnh đạo
Chính phủ đề xuất thí điểm hợp nhất 3 văn phòng (đoàn ĐBQH, HĐND và UBND) thành 1 văn phòng; Thanh tra và Kiểm tra thành 1 cơ quan; Tổ chức và Nội vụ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư