-
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối Sân bay Long Thành -
Bình Định nêu phương án xử lý đối với 406 cơ sở nhà, đất công -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải vươn mình đuổi kịp thế giới -
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với 100% phiếu tín nhiệm
Năm 2021, kết quả xếp hạng PCI tỉnh Hà Nam đạt 63,28 điểm, xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố và nằm trong nhóm điều hành trung bình của cả nước. Trong 10 chỉ số thành phần, có 3 chỉ số tăng điểm và tăng thứ hạng so với năm 2020; 1 chỉ số giảm điểm, tăng thứ hạng; 1 chỉ số tăng điểm, giảm thứ hạng; 1 chỉ số giảm điểm nhưng vẫn giữ nguyên thứ hạng; 4 chỉ số thành phần giảm điểm, giảm thứ hạng.
Chỉ số tăng thứ hạng nhiều nhất là chỉ số “Tiếp cận đất đai” đạt 7,35 điểm, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành (tăng 0,88 điểm và tăng 21 bậc). Một số chỉ số thành phần giảm điểm như chỉ số “Tính năng động và tiên phong của chính quyền” đạt 6,7 điểm xếp thứ 41/63 tỉnh, thành.
Hầu hết các chỉ số còn lại dù đã có sự cải thiện về điểm số hoặc thứ hạng nhưng vẫn không đạt so với mục tiêu đề ra.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trần Xuân Dưỡng trình bày báo cáo đánh giá kết quả PCI tỉnh Hà Nam năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp cải thiện PCI năm 2022 của tỉnh tại hội nghị |
Trên cơ sở kết quả đạt được cũng như chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chỉ số PCI năm 2021, trong năm 2022, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu: Tiếp tục duy trì và phát huy những chỉ số thành phần tăng điểm, quyết liệt cải thiện mạnh mẽ những chỉ số thành phần giảm điểm và có thứ hạng thấp. Phấn đấu đưa chỉ số PCI của tỉnh tăng từ 8-12 bậc so với năm 2021.
Tại hội nghị, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn đã phân tích, đánh giá thứ hạng PCI của Hà Nam năm 2021 và đề xuất một số giải pháp để giúp địa phương này nâng cao chỉ số PCI trong năm 2022.
Cụ thể như, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến; hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp phải chi trả những chi phí không chính thức; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính về cấp phép kinh doanh có điều kiện; tiếp tục giảm thiểu gánh nặng thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề,…
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy khẳng định: Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động điều hành và thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, địa phương trong toàn tỉnh.
Hà Nam đã và đang tập trung thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh hơn, phù hợp với thị trường và xu thế hội nhập quốc tế. Tỉnh cũng đã tập trung thay đổi tư duy trong tổ chức xúc tiến đầu tư; nghiên cứu ban hành các cơ chế để thúc đẩy dòng vốn khu vực tư nhân vào tỉnh một cách tích cực.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy phát biểu kết luận hội nghị |
Để cải thiện, nâng cao thứ hạng chỉ số PCI tỉnh Hà Nam trong năm 2022 và các năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Đó là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của địa phương; tích cực triển khai thực hiện chuyển đổi số và các thủ tục cải cách hành chính trên môi trường điện tử nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp;
Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch; thường xuyên rà soát, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp, cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách của tỉnh để phát huy các tiềm năng lợi thế, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư.
Ông cũng đề nghị các hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong việc tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với doanh nghiệp; hướng dẫn cho doanh nghiệp khi tham gia đánh giá chỉ số PCI phải nắm rõ nội dung, phân công người có trách nhiệm, hiểu biết để trả lời đầy đủ, kịp thời, khách quan,…
-
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối Sân bay Long Thành -
Bình Định nêu phương án xử lý đối với 406 cơ sở nhà, đất công
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải vươn mình đuổi kịp thế giới -
Việt Nam - Nhật Bản: Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới -
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với 100% phiếu tín nhiệm -
Báo Đầu tư nhận bằng khen của Bộ Công thương vì đóng góp phát triển ngành logistics -
Thách thức lớn về cấp điện trong năm 2025 -
Nhiều thay đổi lớn trong pháp luật về đầu tư -
M&A kích hoạt nền kinh tế Việt Nam
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam