-
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,1% so với cùng kỳ
Cụ thể, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tháng 7, công tác bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân tiếp tục được thành phố quan tâm, chỉ đạo.
![]() |
7 tháng năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn TP. Hà Nội đạt 301.600 tỷ đồng. |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính đạt 69.900 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 43.300 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2023; Tương tự, doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 9.600 tỷ đồng, tăng 2,7% và tăng 5,2%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 39,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 13,9%.
Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 475.300 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 301.600 tỷ đồng, chiếm 63,5% tổng mức và tăng 10,1%. Cụ thể, doanh thu đá quý, kim loại quý tăng 38%; lương thực, thực phẩm tăng 12,3%; hàng may mặc tăng 9,6%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 8,4%; xăng dầu tăng 7%; ô tô con tăng 7,6%; phương tiện đi lại trừ ô tô con tăng 6,2%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 6%; hàng hóa khác tăng 13,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,51%
Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, trong tháng 7, có 10/11 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước.
Nhóm giao thông tăng 1,38% do bình quân trong tháng giá xăng tăng 3,78% so với tháng trước; giá dầu diezen tăng 4,37%.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,86% do giá dầu hỏa tăng 4,36%; giá điện bình quân trong tháng tăng 2,38%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,36%.
Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 0,28% do giá thực phẩm tăng 0,35%; giá lương thực tăng 0,17%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,14%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,28% do từ ngày 1/7/2024 mức lương cơ bản của cán bộ công chức, viên chức tăng nên dịch vụ bảo hiểm y tế cũng tăng theo.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,51% so với tháng trước, tăng 1,23% so với tháng 12/2023 và tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 5,36% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD -
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"