-
Huế tổ chức nhiều sự kiện văn hoá nghệ thuật hấp dẫn trong dịp Tết nguyên đán -
Đón chờ làng hải sản lớn nhất Cam Ranh, thỏa lòng tín đồ mê tôm hùm -
Quảng Ninh bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị UNESCO loại khỏi Di sản thiên nhiên thế giới -
Việt Nam có 3 đại diện trong Top 100 thành phố ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2024 -
Thừa Thiên Huế tăng kinh phí bảo tồn trùng tu 2 di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám -
Tăng kết nối, đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cấp du lịch tỉnh Quảng Trị
7 dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực du lịch
Ngày 2/7, tại chương trình Kỳ họp thứ 17, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực du lịch của TP. Hà Nội.
Theo Tờ trình, UBND TP. Hà Nội đề xuất HĐND TP thông qua Nghị quyết “Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực du lịch TP. Hà Nội” thuộc phạm vi quản lý của địa phương, bao gồm 7 dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang trình bày Tờ trình Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực du lịch của TP. Hà Nội. |
Trong đó, 6 dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước được đề xuất trên cơ sở Quyết định số 156/QĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, gồm: Xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Nội ở trong nước và ngoài nước; phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội; tổ chức, tham gia các sự kiện du lịch; bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch Hà Nội; tổ chức thông tin hỗ trợ khách du lịch và phát triển du lịch cộng đồng tại Hà Nội; tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu, tài liệu, điều tra tài nguyên du lịch Hà Nội.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế thị trường khách du lịch luôn có sự thay đổi theo từng giai đoạn, thời điểm, đặc biệt đối với thị trường khách quốc tế, việc điều tra nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa sẽ giúp đánh giá, xác định được thị trường khách du lịch trọng điểm và thị trường khách tiềm năng đối với du lịch Hà Nội.
Từ đó đề ra các giải pháp để thu hút khách du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách, đồng thời là cơ sở để tính toán mức độ đóng góp của ngành du lịch vào cơ cấu kinh tế Thủ đô. UBND TP. Hà Nội đề xuất bổ sung 1 dịch vụ: Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa.
Ban Văn hóa - Xã hội thẩm tra và cơ bản thống nhất với đề xuất của UBND TP. Hà Nội. Đồng thời nêu rõ, dự thảo Nghị quyết được xây dựng bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật.
Hà Nội dự kiến chi 122,627 tỷ đồng tặng quà nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn
Cũng trong ngày 2/7, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức chi tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, người có công, cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Theo Tờ trình do Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng trình bày, UBND TP. Hà Nội đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội về việc quy định mức chi hỗ trợ hoạt động thăm và tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, người có công, cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; hoạt động của đoàn lãnh đạo TP. Hà Nội đi thăm và làm việc tại TP.HCM và tỉnh Quảng Trị nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô;
Đồng thời, hỗ trợ gặp mặt cán bộ cấp tướng, sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn Hà Nội và gia đình quân nhân, gia đình chính sách người có công thuộc lực lượng vũ trang Bộ Tư lệnh Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
UBND TP. Hà Nội dự kiến chi 122,627 tỷ đồng cho các hoạt động, trong đó, hỗ trợ 15 tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa cho 150 gia đình chính sách người có công với cách mạng, mỗi nhà trị giá 100 triệu đồng tại TP.HCM và tình Quảng Trị.
Chi hỗ trợ hoạt động thăm, tặng quà gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Dự kiến 72,9 tỷ đồng; Chi thăm, tặng quà 57 Bà mẹ Việt Nam anh hùng TP. Hà Nội còn sống, dự kiến kinh phí 627 triệu đồng.
Ngoài ra, chi hỗ trợ gặp mặt tri ân đối tượng cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp (dự kiến 4.230 đối tượng); Chi hỗ trợ gặp mặt cán bộ cấp tướng, sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn Hà Nội và gia đình quân nhân, gia đình chính sách người có công thuộc lực lượng vũ trang Bộ Tư lệnh thủ đô; Chi hỗ trợ gặp mặt tri ân cán bộ cấp tướng Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn Hà Nội…
Theo báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết, kinh phí hỗ trợ do UBND TP. Hà Nội đề xuất phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách thành phố. Đồng thời, đề nghị UBND TP. Hà Nội quyết định việc hỗ trợ và triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác, liên kết với các tỉnh đã được bố trí từ đầu năm; chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, không bỏ sót, không trùng lặp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các đối tượng đề xuất hỗ trợ; mức quà tặng đảm bảo thống nhất, hài hòa giữa các đối tượng; thực hiện chi trả kịp thời cho các đối tượng; trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung đảm bảo thiết thực, ý nghĩa, trang trọng, chu đáo và thanh quyết toán theo quy định.
Cũng trong sáng nay, các đại biểu HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số nội dung và mức chi các hoạt động kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô và Nghị quyết quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp TP thực hiện.
-
10 địa điểm trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Huế tổ chức nhiều sự kiện văn hoá nghệ thuật hấp dẫn trong dịp Tết nguyên đán -
Đón chờ làng hải sản lớn nhất Cam Ranh, thỏa lòng tín đồ mê tôm hùm -
Quảng Ninh bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị UNESCO loại khỏi Di sản thiên nhiên thế giới
-
Hà Nội từng bước nâng cấp chất lượng dịch vụ tuyến du lịch dọc sông Hồng -
Việt Nam có 3 đại diện trong Top 100 thành phố ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2024 -
Thừa Thiên Huế tăng kinh phí bảo tồn trùng tu 2 di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám -
Tăng kết nối, đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cấp du lịch tỉnh Quảng Trị -
Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy kích cầu du lịch TP.HCM -
Nhiệt độ xuống còn âm 1 độ C, băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan -
Thừa Thiên Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025, với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024