-
Hà Nội: Cấm các phương tiện đi vào đường gom Đại lộ Thăng Long, cầu Đông Hội -
Đà Nẵng hỗ trợ Hải Phòng, Quảng Ninh khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu tạm dừng khai thác các công trình cầu không đảm bảo -
Hà Nội cấm xe khách, xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn qua cầu Chương Dương -
Nhiều trường đại học ở Thái Nguyên ra thông báo khẩn, hỗ trợ sinh viên -
Sau bão, 114 trường học tại Hà Nội chưa thể đón học sinh, có nơi tính phương án dạy trực tuyến
UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 248/KH-UBND về việc triển khai thực hiện việc đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện và cấp TP trên địa bàn Hà Nội theo Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT ngày 11/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kế hoạch nhằm xác định “Đơn vị học tập” cấp huyện, “Đơn vị học tập” cấp TP đạt mức đáp ứng mục tiêu học tập trong từng giai đoạn; từ đó các đơn vị có kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì, nâng cao các hoạt động học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời.
Đây là căn cứ để đánh giá mức độ thực hiện Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 7/2/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn TP. Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại các cơ quan, đơn vị.
Việc đánh giá, công nhận dựa trên nguyên tắc các đơn vị thông báo công khai với cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng học tập của đơn vị để cơ quan nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, “Đơn vị học tập” cấp TP.
Việc công nhận "Đơn vị học tập" cần đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch; đúng thẩm quyền, mức độ, tiêu chí, điều kiện, quy trình đánh giá, công nhận được quy định tại Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT; đảm bảo tính trách nhiệm, trung thực trong tự đánh giá của mỗi cá nhân, đơn vị.
Đối với “Đơn vị học tập” cấp huyện, tiêu chí đánh giá, công nhận mức độ 1 và mức độ 2 dựa trên các tiêu chí:
Thứ nhất, điều kiện xây dựng “Đơn vị học tập”: Ban hành kế hoạch hằng năm cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; Thực hiện đầy đủ các chế độ về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, có quy định của đơn vị;
Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với thành viên trong đơn vị; Đơn vị cấp huyện triển khai chuyển đổi số, các thành viên trong đơn vị được trang bị các dụng cụ, thiết bị học tập đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập trong bối cảnh chuyển đổi số; Tham gia các hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người dân.
Thứu hai, kết quả học tập của thành viên trong đơn vị: Tối thiểu 90% ở mức độ 1 và 95% ở mức độ 2 thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trao đổi; Tối thiểu 90% ở mức độ 1 và 95% ở mức độ 2 thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ các chương trình học tập, bồi dưỡng theo quy định của nhà nước hoặc của đơn vị và đoàn thể được lãnh đạo đơn vị phê duyệt;
Tối thiểu 90% ở mức độ 1 và 95% ở mức độ 2 thành viên trong đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị; Tối thiểu 50% ở mức độ 1 và 70% ở mức độ 2 thành viên trong đơn vị có chứng nhận hoặc chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu công việc hoặc vị trí việc làm; Tối thiểu 90% ở mức độ 1 và 95% ở mức độ 2 thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
Thứ ba, tác dụng của việc xây dựng “Đơn vị học tập”: Tối thiểu 90% ở mức độ 1 và 95% ở mức độ 2 thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Công dân học tập” theo Bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, công nhận “Công dân học tập” giai đoạn 2021-2030; Đơn vị cấp huyện thực hiện các hoạt động tạo lập môi trường học tập và chia sẻ tri thức với các đơn vị khác; Đơn vị cấp huyện đạt danh hiệu thi đua từ “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên;
Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức độ chuyển đổi số của đơn vị ở “mức đáp ứng cơ bản” ở mức độ 1 và “mức đáp ứng tốt” ở mức độ 2 theo Quyết định số 4725/QĐ- BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Đối với “Đơn vị học tập” cấp TP, tiêu chí đánh giá, công nhận mức độ 1 và mức độ 2 dựa trên các tiêu chí:
Thứ nhất, điều kiện xây dựng “Đơn vị học tập”: Ban hành kế hoạch hằng năm cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; Thực hiện đầy đủ các chế độ về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, có quy định của đơn vị nhằm khuyến khích, động viên thành viên trong đơn vị tích cực học tập;
Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với thành viên trong đơn vị; Đơn vị cấp thành phố triển khai chuyển đổi số, các thành viên trong đơn vị được trang bị các dụng cụ, thiết bị học tập đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập trong bối cảnh chuyển đổi số; Tham gia các hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người dân.
Thứ hai, kết quả học tập của thành viên trong đơn vị: Tối thiểu 90% ở mức 1 và 95% ở mức 2 thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trao đổi; Tối thiểu 90% ở mức 1 và 95% ở mức 2 thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ các chương trình học tập, bồi dưỡng theo quy định của nhà nước hoặc của đơn vị và đoàn thể được lãnh đạo đơn vị phê duyệt;
Tối thiểu 90% ở mức 1 và 95% ở mức 2 thành viên trong đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị; Tối thiểu 50% ở mức 1 và 70% ở mức 2 thành viên trong đơn vị có chứng nhận hoặc chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu công việc hoặc vị trí việc làm; Tối thiểu 90% ở mức 1 và 95% ở mức 2 thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
Thứ ba, tác dụng của việc xây dựng “Đơn vị học tập”: Tối thiểu 90% ở mức 1 và 95% ở mức 2 thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Công dân học tập” theo Quyết định số 324/QĐ-KHVN; Đơn vị cấp thành phố thực hiện các hoạt động tạo lập môi trường học tập và chia sẻ tri thức với các đơn vị khác; Đơn vị cấp thành phố đạt danh hiệu thi đua từ “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; Đơn vị cấp thành phố là trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học đạt mức độ chuyển đổi số của đơn vị ở “mức đáp ứng cơ bản” ở mức độ 1 và “mức đáp ứng tốt” ở mức độ 2 theo Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Đơn vị cấp thành phố là cơ sở giáo dục đại học đạt mức độ chuyển đổi số của đơn vị ở “mức đáp ứng cơ bản” ở mức độ 1 và “mức đáp ứng tốt” ở mức độ 2 theo Quyết định số 4740/QĐ- BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đơn vị cấp thành phố là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Đơn vị được công nhận đạt “Đơn vị học tập” cấp huyện, “Đơn vị học tập cấp thành phố” mức độ 1 hoặc mức độ 2 khi đạt đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu được quy định tại Kế hoạch này. Việc đánh giá này căn cứ vào minh chứng, kết quả đạt được của các tiêu chí, chỉ tiêu theo quy định. Kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về “Đơn vị học tập” được đánh giá bằng hai hình thức đạt hoặc không đạt. Các tiêu chí, chỉ tiêu không có minh chứng phù hợp được đánh giá là không đạt. Tiêu chí được đánh giá là đạt khi đơn vị đạt tất cả các chỉ tiêu của tiêu chí đó.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức kiểm tra việc thực hiện xây dựng “Đơn vị học tập” trên địa bàn TP. Hà Nội; phối hợp với Hội Khuyến học Hà Nội và các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội cấp TP. Hà Nội tổ chức đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp TP trên địa bàn. Tổ chức tập huấn; khảo sát, nắm bắt tình hình thực hiện ở các đơn vị.
Các Đơn vị cấp huyện, Đơn vị cấp thành phố xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện xây dựng “Đơn vị học tập” đảm bảo thực chất, hiệu quả. Tổ chức tự đánh giá; đề nghị đánh giá, công nhận khi kết quả tự đánh giá đảm bảo đạt điều kiện công nhận “Đơn vị học tập” theo quy định. Lưu trữ các minh chứng phục vụ việc kiểm tra, đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” và theo các quy định hiện hành. Công bố công khai kết quả xây dựng “Đơn vị học tập”; duy trì, phát huy kết quả công nhận “Đơn vị học tập” để không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu việc công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, “Đơn vị học tập” cấp TP nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho việc học tập, tạo động lực học tập; đảm bảo cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong đơn vị tự học, học thường xuyên để trở thành “Công dân học tập”, góp phần xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, TP, đưa Thủ đô Hà Nội gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESSCO.
-
Thể lệ Giải Báo chí Diên Hồng lần thứ ba năm 2025 -
Petrovietnam ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
Nhiều trường đại học ở Thái Nguyên ra thông báo khẩn, hỗ trợ sinh viên -
Sau bão, 114 trường học tại Hà Nội chưa thể đón học sinh, có nơi tính phương án dạy trực tuyến -
Ra mắt bánh Tràng Tiền tiếp nối 66 năm “Hương vị vượt thời gian” -
Hà Nội báo động lũ tại Thường Tín và Phú Xuyên
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam