
-
Hà Nội tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
-
Hà Nội đầu tư hạ tầng, nâng cao đời sống đồng bào vùng dân tộc miền núi
-
Quỹ Hy Vọng: Thắp lên hy vọng làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước -
Hà Nội tạm di dời 9 hộ dân để khoan ngầm metro Nhổn - Ga Hà Nội
Theo quyết định của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, năm 2024, Thành phố đã tổ chức Hội đồng thẩm định, xét duyệt công nhận danh hiệu cho 14 làng nghề và nghề truyền thống. Trong đó, 4 làng nghề được vinh danh là làng nghề truyền thống gồm: làng nghề ướp trà sen Quảng Bá (quận Tây Hồ); làng nghề thêu tay thôn Cổ Chất (huyện Thường Tín); 2 làng nghề giầy da thôn Giẽ Hạ và Giẽ Thượng (huyện Phú Xuyên).
Bên cạnh đó, 3 làng nghề khác được công nhận là làng nghề Hà Nội trong dịp này gồm: làng may Chung Chản (huyện Phú Xuyên); làng mộc Hát Môn (huyện Phúc Thọ) và làng mộc Vạn An (thị xã Sơn Tây).
![]() |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội trao công nhận danh hiệu cho 14 làng nghề. |
Hà Nội cũng ghi nhận 7 nghề truyền thống tiêu biểu khác, phản ánh sự đa dạng về loại hình nghề nghiệp và chiều sâu văn hóa của các địa phương. Đó là nghề sản xuất cốm làng Vòng (Cầu Giấy); nghề ướp trà sen Quảng An (Tây Hồ); nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công và nghề làm đậu phụ mơ Mai Động (Hoàng Mai); nghề đúc đồng Ngũ Xá (Ba Đình); làm diều sáo làng Bá Dương Nội (Đan Phượng); nghề sản xuất các sản phẩm từ cốm tại phố Hàng Than.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa nhấn mạnh: “Việc công nhận các làng nghề là sự tôn vinh đóng góp của nghệ nhân và người dân, tạo nền tảng để phát triển các mô hình du lịch trải nghiệm nông thôn, gắn với phát triển sản phẩm OCOP và chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững”.
Ông Nguyễn Đình Hoa cho biết thêm, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung triển khai hiệu quả Quyết định số 282/QĐ-UBND về “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đây là chiến lược dài hạn, hướng tới hình thành các cụm làng nghề tập trung, khu bảo tồn nghề truyền thống kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực ngoại thành.
![]() |
Các đại biểu tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và làng nghề Hà Nội. Ảnh: Minh Phú |
Theo thống kê, toàn Thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó 337 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Những làng nghề này không chỉ tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, mà còn là kho tàng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu của Thủ đô.
Một số làng nghề như lụa Vạn Phúc (Hà Đông), gốm Bát Tràng (Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ), tranh dân gian Đông Hồ (Hoài Đức) đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế.
Hiện Hà Nội đang chú trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa, sinh thái sẽ là hướng đi hiệu quả và bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề đã được đưa vào khai thác, kết nối với các điểm đến như Làng cổ Đường Lâm, Làng nghề Bát Tràng, Làng rối nước Đào Thục, Làng quất Tứ Liên… tạo nên sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc vùng đất nghìn năm văn hiến.
Ngoài ra, Thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm), trong đó các sản phẩm từ làng nghề truyền thống chiếm tỷ lệ lớn và là trụ cột quan trọng để nâng tầm thương hiệu nông sản. Việc công nhận danh hiệu làng nghề giúp mở rộng thị trường, tạo đòn bẩy để chuyển đổi sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, thân thiện môi trường và có khả năng xuất khẩu.

-
Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề, làng nghề truyền thống và nghề truyền thống -
Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước -
TP.HCM đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 -
Hà Nội tạm di dời 9 hộ dân để khoan ngầm metro Nhổn - Ga Hà Nội -
Hà Nội ủy quyền giải quyết 41 thủ tục hành chính cho Sở Nông nghiệp và Môi trường -
Hà Nội tổ chức 22 hoạt động tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo 2025 -
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo