-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng
-
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng
-
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động
-
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025
UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch nhằm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các chỉ đạo của Trung ương về chuyển đổi số và kế thừa, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các chương trình, kế hoạch của TP. Hà Nội về chuyển đổi số.
Kế hoạch đặt ra 27 chỉ tiêu về chính quyền số với 100 nhiệm vụ, 7 chỉ tiêu về kinh tế số với 77 nhiệm vụ, 14 chỉ tiêu về xã hội số với 6 nhiệm vụ và các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế, đo lường giám sát triển khai, giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế số, xã hội số.
Trong đó, về chính quyền số, đến năm 2025 Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7; 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình…
Về kinh tế số, đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong GRDP TP. Hà Nội đạt khoảng 30%, tỷ lệ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt hơn 10%, trên 80% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử…
Để phát triển xã hội số, TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, 90% hộ gia đình được phủ mạng internet băng thông rộng cáp quang…
UBND TP. Hà Nội yêu cầu tiếp tục triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu số theo quy định; không phát triển các ứng dụng nhỏ lẻ, dùng riêng của một đơn vị. Kế thừa các kết quả triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo đúng quy định của TP. Hà Nội từ giai đoạn trước.
TP. Hà Nội cũng không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành, ứng dụng, dịch vụ đã được các bộ, ngành triển khai.
UBND cấp huyện, cấp xã không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành, ứng dụng, dịch vụ đã được TP. Hà Nội triển khai diện rộng.

-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng
-
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng
-
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động
-
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025 -
Nghị quyết 57-NQ/TW: Cơ hội chưa từng có với nhà đầu tư công nghệ toàn cầu -
Sách lậu, vi phạm bản quyền đang dày vò "mỏ vàng" xuất bản số -
SSI cùng Tether, U2U và AWS "bắt tay" phát triển hạ tầng blockchain, tài sản số -
Bài toán quản lý dữ liệu tại các thành phố thông minh -
AI - vũ khí cạnh tranh mới của ngân hàng
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách