
-
Đà Nẵng: Khánh thành trung tâm logistics hiện đại, tiên tiến nhất khu vực miền Trung
-
Đà Nẵng có ưu thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính
-
Sông Hàn, cực tăng trưởng mới cho Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực mới và cơ hội thu hút đầu tư
-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển
Tỷ lệ giải ngân đạt 100% đối với vốn cân đối ngân sách địa phương
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, kế hoạch đầu tư công năm 2025 của Thành phố được Thủ tướng Chính phủ giao là 87.130 tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng số vốn đầu tư công cả nước và tăng mạnh so với mức 77.183 tỷ đồng của năm 2024. Đây là con số lớn, phản ánh vai trò đầu tàu của Thủ đô trong phát triển hạ tầng và kinh tế.
Trong tổng số vốn này, nguồn ngân sách trung ương chiếm 16,5%, bao gồm 2.060 tỷ đồng vốn ODA cấp phát và 12.363 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương trong nước. Phần còn lại là vốn ngân sách địa phương, đòi hỏi Thành phố phải chủ động phân bổ và sử dụng hiệu quả.
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phạm Linh |
Tính đến ngày 24/3, Hà Nội mới giải ngân được hơn 5.052 tỷ đồng, đạt 5,8% kế hoạch. Thành phố cam kết đảm bảo tỷ lệ giải ngân 100% đối với vốn cân đối ngân sách địa phương, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn với các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương.
Một trong những rào cản lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Hiện có 4 dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, 62/282 dự án cấp thành phố và 31/570 dự án cấp huyện đang gặp vướng mắc trong khâu này. Khó khăn chủ yếu đến từ sự chồng chéo trong các quy định về đất đai, dẫn đến tình trạng có 2 chính sách hỗ trợ khác nhau đối với người dân bị thu hồi đất.
Điển hình là dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) và dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, cả hai đều chậm tiến độ và không thể giải ngân hết vốn hàng năm. Nguyên nhân chính đến từ việc kéo dài thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, sự phức tạp trong quy trình hiệp định vốn ODA, cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa hoàn thiện đối với các dự án đường sắt đô thị.
Kiến nghị và giải pháp tháo gỡ
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã đề xuất Chính phủ và Quốc hội sửa đổi các quy định pháp luật nhằm tạo cơ chế linh hoạt hơn trong đầu tư công. Một số giải pháp quan trọng được nêu ra bao gồm:
Điều chỉnh Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước, cho phép chính quyền địa phương chủ động hơn trong việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn mà không phải chờ quyết định từ Trung ương;
Chuyển giao các dự án cấp huyện về các đơn vị cấp cao hơn để tránh tình trạng phân tán nguồn lực và kéo dài thủ tục hành chính;
Cải cách quy trình giải ngân, thay đổi cách bố trí vốn từ phương thức cấp vốn cố định ngay từ đầu năm sang phương thức cấp vốn linh hoạt theo tiến độ thực tế của dự án;
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho UBND các cấp, đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu, nhằm rút ngắn thời gian triển khai các dự án trọng điểm
Với các dự án ODA, UBND TP Hà Nội đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt danh mục đầu tư, đảm bảo đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn và triển khai dự án theo kế hoạch.
Song song đó, Hà Nội đặt mục tiêu khởi công 3 cây cầu quan trọng bắc qua sông Hồng, bao gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Trong đó, cầu Tứ Liên dự kiến khởi công vào ngày 19/5/2025, là một trong những dự án hạ tầng quan trọng nhằm giảm áp lực giao thông cho khu vực nội đô.
Để đẩy nhanh tiến độ, Thành phố kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với tất cả các gói thầu tư vấn và phi tư vấn của ba dự án này. Với dự án cầu Tứ Liên, UBND Thành phố Hà Nội đề xuất thu hồi đất và giải phóng mặt bằng theo một dự án độc lập để triển khai trước, tránh kéo dài thời gian thực hiện.
Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt phương án đầu tư tuyến đường kết nối Sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội, đồng thời phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh để thống nhất phương án triển khai.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Linh |
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I/2025 của Hà Nội đang thấp hơn mức trung bình cả nước. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng khẳng định, giai đoạn đầu năm thường là thời điểm chuẩn bị, từ nay đến cuối năm mới là thời điểm bứt tốc.
Hà Nội cam kết đạt tỷ lệ giải ngân trên 95%, thậm chí phấn đấu vượt mốc 100% kế hoạch vốn. Phó Thủ tướng cho rằng, những khó khăn hiện nay chỉ mang tính chất tạm thời, và sau tháng 4, tiến độ sẽ phải được đẩy mạnh để đảm bảo không gây đình trệ các dự án trọng điểm.
Liên quan đến nguồn vốn ODA, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao chủ động làm việc với đại sứ quán Pháp và các tổ chức quản lý vốn ODA để đẩy nhanh quá trình ký kết hiệp định vay.
Về 3 dự án cầu lớn qua sông Hồng, Chính phủ sẽ xem xét đưa vào Nghị quyết để đảm bảo triển khai sớm, trong đó yêu cầu Hà Nội cam kết chọn nhà đầu tư có năng lực, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm về vốn và tiến độ.
Đối với các dự án thuộc Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội đề nghị Trung ương điều chuyển Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách trung ương đã giao cho Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc về Thành phố Hà Nội để kịp thời giải ngân, triển khai các dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện ngay trong tháng 3/2025.

-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển -
Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới -
Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án -
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025 -
Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng -
Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh