-
Hai tuyến metro tại Hà Nội đón 74.503 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Tâm điểm du Xuân, nguyện cầu may mắn hot nhất miền Bắc -
Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang: “Hà Nội luôn là nơi an yên nhất để tôi sạc pin tâm hồn” -
Kỳ tích của Phi đội Quyết Thắng năm xưa -
Thủ đô chào đón Xuân Ất Tỵ văn minh, an toàn và hạnh phúc -
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ ký ức chiến thắng vĩ đại của dân tộc
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 282/QĐ-UBND, chính thức phê duyệt Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2050. Đề án hướng tới bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, cùng với đó mở rộng, phát triển những nghề mới, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Theo Đề án, Thành phố sẽ tiến hành rà soát, phân loại các làng nghề để xác định phương án duy trì, bảo tồn hoặc chuyển đổi ngành nghề. Bên cạnh đó, các sản phẩm thủ công truyền thống có thế mạnh được hỗ trợ để nâng cao giá trị thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Trong giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội đặt mục tiêu khôi phục và bảo tồn ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một. Đồng thời, Thành phố phấn đấu công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, trong đó có 10 làng nghề sẽ được nâng cấp từ "làng nghề" lên "làng nghề truyền thống".
Làng nghề gốm Bát Tràng ra mắt nhiều sản phẩm trên kênh thương mại điện tử. |
Việc phát triển các làng nghề gắn với du lịch cũng được chú trọng, với kế hoạch xây dựng ít nhất 3 làng nghề du lịch và hình thành 10 tuyến tour trải nghiệm. Hà Nội đặt mục tiêu trên 80% làng nghề được công nhận hoạt động hiệu quả, ít nhất 80% lao động làng nghề được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức về công nghệ thông tin.
Đặc biệt, Thành phố tập trung hỗ trợ số hóa cho 300 sản phẩm làng nghề, tạo điều kiện để các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP có cơ hội tiếp cận thị trường trực tuyến. Dự kiến, hơn 50% làng nghề sẽ có sản phẩm được chứng nhận OCOP, ít nhất 30% làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các làng nghề được đặt mục tiêu đạt 10% mỗi năm.
Hà Nội cũng cam kết duy trì 100% làng nghề đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định. Song song với đó, Thành phố đẩy mạnh phát triển các không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm làng nghề, phấn đấu có ít nhất 30% làng nghề tham gia sàn thương mại điện tử, đồng thời xây dựng Vlog làng nghề Hà Nội, sổ tay điện tử làng nghề để quảng bá và kết nối thị trường.
Là hộ kinh doanh ứng dụng thành công việc đưa sản phẩm gốm Bát Tràng lên sàn thương mại điện tử, anh Trần Dương Quý (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, trước đây khi chưa có sự phát triển của công nghệ, những sản phẩm của làng Bát Tràng làm ra chỉ có thể bán và giới thiệu sản phẩm tại chỗ. Nếu người làm nghề không quảng bá, không tiếp cận với những kênh thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu nhanh nhất đến với người tiêu dùng thì đó là thiệt thòi và không thể cạnh tranh nổi.
“Sau khi xây dựng kênh bán hàng online qua các kênh Facebook, zalo… hiện nay các trang này mạng xã hội này của gia đình tôi đã thu hút được hàng triệu người tiêu dùng. Cụ thể, riêng với kênh Facebook, sau gần 5 năm xây dựng, hiện kênh bán hàng này của gia đình đã tiếp cận được gần 9 triệu người tiêu dùng. Nhờ đó, mỗi sản phẩm ra mắt đều được đông đảo người tiêu dùng, người buôn bán ở các tỉnh, các địa phương biết đến nhanh chóng…”, anh Quý cho hay.
Định hướng đến năm 2050, Hà Nội đặt ra những mục tiêu phát triển cao hơn với kế hoạch khôi phục và bảo tồn ít nhất 10 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ thất truyền. Thành phố sẽ công nhận mới ít nhất 10 nghề và 20 làng nghề truyền thống, đồng thời nâng số làng nghề gắn với du lịch lên ít nhất 20, tạo ra 20 tuyến du lịch trải nghiệm. Trên 80% làng nghề được công nhận hoạt động hiệu quả, 90% lao động làng nghề sẽ được đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kiến thức về an toàn lao động và công nghệ thông tin.
Đáng chú ý, Hà Nội dự kiến có ít nhất 300 làng nghề có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, hơn 50% số làng nghề được bảo hộ sở hữu trí tuệ và 50% làng nghề có không gian giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng trực tuyến. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các làng nghề duy trì ở mức khoảng 10%/năm. Thành phố giữ vững 100% làng nghề đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đồng thời xây dựng các chuỗi liên kết giá trị trong các nhóm ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
-
Hà Nội đặt mục tiêu số hóa 300 sản phẩm làng nghề trong 5 năm tới -
Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang: “Hà Nội luôn là nơi an yên nhất để tôi sạc pin tâm hồn” -
Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu diễn ra buổi tối với màn trình diễn 3D mapping -
Kỳ tích của Phi đội Quyết Thắng năm xưa -
Những xu hướng làm việc nổi bật trong năm 2025 -
Thủ đô chào đón Xuân Ất Tỵ văn minh, an toàn và hạnh phúc -
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ ký ức chiến thắng vĩ đại của dân tộc
-
1 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
2 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
3 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
4 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 3/2
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024