
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
3.007 doanh nghiệp thành lập mới
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tháng 7/2024, Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 3.007 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký đạt 24.100 tỷ đồng, tăng 4%.
![]() |
Bên cạnh đó, có 997 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 56% so với cùng kỳ. Ngược lại, có 2.015 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 43% và 447 doanh nghiệp giải thể, tăng 52% so với cùng kỳ.
Tính chung 7 tháng năm 2024, TP. Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho gần 18.000 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 162.100 tỷ đồng. Kết quả này giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và giảm 9% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Ngoài ra, có 6.600 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 14% so với cùng kỳ. Có 18.200 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 23%; có 2.500 doanh nghiệp giải thể, tăng 18%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn.
Sản xuất công nghiệp tăng 5,2%
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2% và tăng 5,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,6% và tăng 9,9%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 0,5% và tăng 5,1%; ngành khai khoáng giảm 1,3% và giảm 3,2%.
Tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,2% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,4%.
Đáng chú ý là, trong 7 tháng năm 2024, một số lĩnh vực thuộc ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 14,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 11%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 9,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 8,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,8%.
Bên cạnh đó, 3 ngành sản xuất có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 2,8%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 1,2%.

-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế