Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 09 năm 2024,
Hà Nội: Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
Nguyễn Linh - 01/08/2023 10:40
 
Mới đây, UBND TP.Hà Nội ban hành Công văn số 2288/UBND-KT, triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Căn cứ nghị quyết của Chính phủ, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền. 

Về việc này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, tham mưu, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND Thành phố theo quy định.

Cùng với đó, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã thành phố và các đơn vị liên quan báo cáo kết quả tham mưu liên quan đến nội dung trình Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp cuối năm 2023 về nghị quyết về nội dung, mức chi hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo liên kết chuỗi trên địa bàn Thành phố. 

Theo đó, kiểm tra các quy trình, thủ tục, nội dung đã thực hiện, đang thực hiện, chưa thực hiện, kế hoạch, tiến độ thực hiện của từng nội dung. Thời gian thực hiện nội dung xong trước ngày 10/8/2023 và trước ngày 30 hằng tháng. 

Phấn đấu xây dựng ít nhất 300 mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình hoạt động hiệu quả.


Theo Nghị quyết, mục tiêu đến năm 2025 là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Bên cạnh đó, mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia, đưa hợp tác xã nông nghiệp trở thành mô hình kinh tế - xã hội quan trọng ở khu vực nông thôn; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; tăng thu nhập cho người nông dân; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. 

Nghị quyết nêu rõ, phấn đấu đến năm 2025, số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% trở lên trong tổng số hợp tác xã nông nghiệp cả nước.

Song song với đó, xây dựng ít nhất 300 mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình hoạt động hiệu quả, có nhiều thành viên tham gia; doanh thu bình quân/hợp tác xã nông nghiệp đạt từ 5 tỷ đồng/năm trở lên; phù hợp với điều kiện, yêu cầu sản xuất kinh doanh ở mỗi địa phương, ngành hàng.

Ngoài ra, cần mở rộng số lượng thành viên, quy mô kinh doanh, thông qua các hình thức liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã; vận động từ 40 - 45% tổng số hộ nông, lâm, ngư nghiệp tham gia thành viên hợp tác xã nông nghiệp.

Đặt ra mục tiêu khoảng 30% cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp (Ban giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát) được đào tạo nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở đào tạo khác; ưu tiên đào tạo lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã nông nghiệp.

Đồng thời, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phấn đấu có trên 3.000 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Hà Nội đặt mục tiêu dẫn đầu cả nước hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết quý II năm 2023, thành phố Hà Nội có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, quyết tâm phấn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư