
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
-
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025
Theo Bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Lễ hội đường phố là hoạt động văn hóa lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng nhân dịp kỉ niệm 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội (2008 – 2018). Ước tính sẽ có khoảng 5.000 người tham dự lễ hội gồm cả diễn viên chuyên, không chuyên, nghệ nhân các làng nghề và công chúng thủ đô.
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Sự kiện do Trung tâm Bảo tồn & Phát triển nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam) thực hiện với nhiều nội dung đặc sắc. Ngay sau Lễ khai mạc được dàn dựng công phu, sẽ là các hoạt động: diễu hành, trình diễn nghệ thuật đường phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm, khu vực quảng trường sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ, Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, trước cửa Lục thuỷ, ngã tư Bà Triệu – Hàng Khay, ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền...
Sẽ có 7 khối chính tham gia diễu hành, trình diễn trên đường phố, gồm: Khối dân gian; làng nghề; người cao tuổi; thể thao nghệ thuật; tuổi trẻ Thủ đô; nghệ thuật đương đại và khối quần chúng nhân dân.
Trong đó, khối dân gian sẽ trình diễn 13 tiết mục nghệ thuật dân gian đặc sắc gồm các màn trống hội; rước trạng vinh quy; múa rồng, lân; múa chạy cờ; múa rối cao; múa hoa; múa nón; múa lụa... Khối thể thao nghệ thuật sẽ phô diễn vẻ đẹp của các môn thể thao: Wushu, Karate, Taekwondo, Erobic, Dance sport…
Khối nghệ thuật đương đại được kỳ vọng sẽ gây ấn tượng mạnh với hoạt động trình diễn thời trang áo dài cổ Hà Nội của các nhà thiết kế có tên tuổi; hoạt động nghệ thuật đường phố; vũ hội Carnaval 10 khối màu sắc của tuổi trẻ Hà thành...
Cũng theo lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, nòng cốt của hoạt động lễ hội là các nghệ sỹ chuyên nghiệp; không gian, hiệu ứng mở rộng là nhân dân, cộng đồng. Đặc biệt, không gian tổ chức lễ hội là không gian mở, sống động như một màn hình đa chiều, tạo cơ hội cho công chúng hòa mình vào các hoạt động của lễ hội.
Theo bà Bùi Thị Thu Hiền, Lễ hội sẽ góp phần khơi dậy truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, nâng cao nhận thức nhân dân trong giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố. Lễ hội cũng tôn vinh giá trị các di sản văn hóa, quảng bá tiềm năng, sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của Hà Nội, nhằm thu hút khác du lịch trong nước, quốc tế đến với Thủ đô. Bên cạnh những nét truyền thống, lễ hội còn thể hiện được sự phát triển, khẳng định sự nỗ lực, cố gắng và thành tựu quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô trong 10 năm mở rộng địa giới hành chính...

-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp -
Chính quyền hai cấp và những lưu ý từ nghị trường -
Điều hòa công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Quy hoạch đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?