Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hà Nội thành lập 61 cụm công nghiệp trong 6 tháng
Thu Trang - 13/07/2018 14:47
 
Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng vừa cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, 61/67 cụm công nghiệp (CCN) đã có quyết định thành lập.
1
Hà Nội thành lập 61/67 cụm công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2018

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, một số CCN vừa được Sở đã hoàn thành công tác thẩm định, trình UBND Thành phố xem xét thành lập như: Phú Túc, Phú Yên, Đa Sỹ (Hà Đông); Thiết Bình (Đông Anh); Dị Nậu, Chàng Sơn, Hữu Bằng (Thạch Thất); Tân Hòa (Quốc Oai); hiện đang tiến hành thẩm định việc thành lập, mở rộng 02 CCN: Thạnh Thán - Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp (Quốc Oai).

Bên cạnh đó Sở Công Thương đang tham gia ý kiến chuyên ngành, đề nghị phối hợp và trả lời đề xuất của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động của CCN, phát triển hạ tầng CCN; hướng dẫn huyện Gia Lâm triển khai một số quy định về quản lý, phát triển CCN đối với CCN làng nghề Bát Tràng, CCN Kiêu Kỵ và triển khai mở rộng CCN Phú Thị, huyện Gia Lâm; hướng dẫn UBND huyện Thạch Thất triển khai đầu tư xây dựng CCN Bình Phú …

Đối với 6 CCN còn lại, Sở Công thương đang triển khai thực hiện thành lập theo Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN.

Bên cạnh đó, Thành phố đang triển khai xây dựng 111 CCN với tổng diện tích 2.657,7ha. Trong đó, 61 CCN cơ bản đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định, 45 CCN đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư, 5 CCN mới được thành lập đang chuẩn bị đầu tư.
Về lĩnh vực thương mại, toàn Thành phố hiện có 454 chợ, trong đó gồm 15 chợ hạng 1, 59 chợ hạng 2, 329 chợ hạng 3 và 51 chợ chưa phân hạng. 
Tính đến hết tháng 6/2018, 3 quận, huyện đã hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ (Hoàn Kiếm, Long Biên, Thanh Trì); 1 huyện đã được TP phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi (Đông Anh); 24 quận, huyện, thị xã đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi; 2 quận không đề xuất danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi và đề nghị thực hiện sát nhập các ban quản lý, tổ quản lý thành 1 ban quản lý chung các chợ chưa chuyển đổi trên địa bàn mỗi quận (Cầu Giấy, Hai Bà Trưng)
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương giải tỏa 160 chợ cóc, chợ tạm, còn 53 chợ cóc, chợ tạm cần tiếp tục giải tỏa.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các tụ điểm, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả.
Theo đó, lực lượng đã kiểm tra 5.653 vụ, xử lý 5.337 vụ. Tổng số tiền xử lý gần 78 tỷ đồng, trong đó phạt hành chính gần 34,4 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 16,3 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm hơn 27 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình ổn thị trường và đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận tiện trên địa bàn thành phố.
Thành lập cụm công nghiệp Bích Hòa rộng 10,6 ha tại huyện Thanh Oai
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 8771/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Bích Hòa, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư