
-
Tiến độ 2 dự án cao tốc qua địa bàn TP. Cần Thơ
-
Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại Quảng Ngãi
-
Kiến nghị đầu tư cầu Tân Châu - Hồng Ngự và Tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp
-
Cần tới 77.452 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM đến năm 2030
-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 7, Hà Nội đã cấp phép mới cho 68 dự án FDI có tổng vốn đăng ký đạt 16 triệu USD. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến nay, Thành phố có 475 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký 270 triệu USD.
![]() |
Hà Nội ưu tiên thu hút dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ cao |
Ngoài ra, có 111 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 359 triệu USD và nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 4.481 triệu USD. Với những kết quả trên, Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn, là thị trường sôi động đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2018, Hà Nội đã thu hút được gần 14,05 tỷ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn 2011-2015. Năm 2018, Thành phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017, đứng đầu cả nước và là kết quả cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo, Hà Nội đã thu hút được các dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, xử lý nước sạch, xử lý rác thải và giáo dục đào tạo. Cùng với đó, một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác được các lợi thế của Thủ đô.
Có thể kể đến các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và hiện đại như giao thông, khu đô thị thông minh, hạ tầng cấp nước, thoát nước, môi trường; lĩnh vực sản xuất, gia công và các lĩnh vực dịch vụ có mức độ giá trị gia tăng cao, người lao động có mức lương cao hơn và được phát triển kỹ năng như dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, du lịch, thương mại, giáo dục đào tạo, y tế - chăm sóc sức khỏe, logistic…
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong năm 2019, Thành phố sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI, nhất là trong các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư. Hà Nội thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực.
Bên cạnh đó, tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư; chú trọng các dự án lớn để tập trung hoàn thành thủ tục đẩy nhanh tiến độ cấp phép và triển khai thực hiện dự án. Mục tiêu giải ngân FDI đạt trên 2,3 tỷ USD.

-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030 -
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An -
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng -
Quy định 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công -
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình -
Thành phố Hải Dương tạm dừng triển khai 14 dự án đầu tư công
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội