
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngay từ đầu năm 2025, TP. Hà Nội đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đẩy mạnh quyết toán các dự án hoàn thành; chỉ đạo điều hành chi ngân sách đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên theo dự toán năm.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quý I/2025 thực hiện 250.100 tỷ đồng, bằng 49,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 69,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, thu nội địa 241.500 tỷ đồng, đạt 51% và tăng 70,6%; thu từ dầu thô 800 tỷ đồng, đạt 18,6% và bằng 67%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 7.800 tỷ đồng, đạt 28,7% và tăng 55%.
Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa quý I/2025 là từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 27.200 tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm và giảm 4,3% cùng kỳ năm trước;
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11.500 tỷ đồng, bằng 37,9% và tăng 21,6%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước thu 48.600 tỷ đồng, đạt 47,3% và tăng 50,1%.
Thuế thu nhập cá nhân thu 18.700 tỷ đồng, đạt 37,4% và tăng 27,7%; thu tiền sử dụng đất 49.500 tỷ đồng, tăng 16,4% và gấp 12,4 lần cùng kỳ; thu lệ phí trước bạ 1.800 tỷ đồng, đạt 24,5% và tăng 10,6%; thu phí và lệ phí 5.700 tỷ đồng, đạt 24,2% và tăng 0,9%.
Cũng trong quý I, chi ngân sách địa phương ước thực hiện 23.100 tỷ đồng, đạt 13,9% dự toán năm và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, chi đầu tư phát triển 7.900 tỷ đồng, đạt 9,1% và tăng 1,8%; chi thường xuyên 15.200 tỷ đồng, đạt 21,5% và tăng 25,9%.
Một số lĩnh vực chi chủ yếu trong chi thường xuyên ngân sách địa phương là: Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề ước thực hiện 6.275 tỷ đồng, đạt 25,3% dự toán và tăng 58,7% so với cùng kỳ năm trước; chi các hoạt động kinh tế 999 tỷ đồng, đạt 7,6% và bằng 44,5%; chi quản lý hành chính Nhà nước 2.968 tỷ đồng, đạt 27,5% và tăng 42,7%;
Chi đảm bảo xã hội 1.105 tỷ đồng, đạt 16,5% và giảm 18,3%; chi y tế, dân số và gia đình 1.522 tỷ đồng, đạt 44,6% và gấp 3,5 lần; chi bảo vệ môi trường 799 tỷ đồng, đạt 24% và tăng 0,6%.

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower