-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Mục tiêu mà TP.Hà Nội đã và đang thực hiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn là thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn, hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thụ công nghiệp.
Thông qua các chương trình, chính sách khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Hà Nội có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, TP.Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cũng như xây dựng các chương trình khuyến công theo từng giai đoạn. Qua đó, thúc đẩy ngành công nghiệp nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
Thúc đẩy công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động địa phương. |
Thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công, tính trong giai đoạn 2012 - 2019, Hà Nội đã tổ chức 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề cho gần 22.000 lao động nông thôn; hỗ trợ 110 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; tổ chức 18 hội chợ, 4 triển lãm ngành hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội.
Sau khi đào tạo các khóa truyền nghề, cấy nghề, kết quả đã có trên 80% số lao động có thêm việc làm. Chương trình truyền nghề, nhân cấy nghề đã góp phần đưa tỷ lệ lao động được đào tạo nghề của Hà Nội lên trên 40%, tạo thêm việc làm cho hơn 16.000 lao động khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến nhằm phát huy tốt hiệu quả, là “đòn bẩy” hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong việc đổi mới áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chất lượng của các mặt hàng, ngành hàng sau khi được đưa vào kinh doanh tại các hội chợ, triển lãm ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm mới có tính sáng tạo được trưng bày thu hút nhiều nhà nhập khẩu, khách quốc tế.
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn được quảng bá thông qua các hội chợ, triển lãm. |
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, các chương trình, chính sách khuyến công được thực hiện trong suốt thời gian qua đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2012 - 2022, đã có gần 4.000 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố được thụ hưởng chính sách khuyến công. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn giai đoạn 2012 - 2022 tăng trưởng bình quân đạt trên 6 - 8%/năm, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Một số cơ sở sản xuất năng lực còn hạn chế năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, năng suất chất lượng, chuyển đổi số, kết nối giao thương, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn chưa cao,… Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nguồn lực hạn chế, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh thấp.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, ngày 20/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1881/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 với các mục tiêu: Thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn và hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đồng hành với doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công thương Hà Nội đặt mục tiêu hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố từ Chương trình khuyến công, tạo việc làm cho 60.000 - 70.000 lao động nông thôn. Tạo ra trên 3.500 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
TP.Hà Nội tiếp tục thúc đẩy, mở rộng các thị trường xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hồi phục và tăng trưởng bình quân 6-8%/năm. Hỗ trợ phát triển 8 - 10 nhóm ngành sản phẩm chủ lực, được Thành phố công nhận 150 - 180 sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Ngoài ra, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; kết nối chuỗi giá trị bền vững.
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025