
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025
-
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
-
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả
Theo ông Trần Văn Trung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, cũng như Chỉ thị của Thành phố về an toàn thực phẩm năm 2018, Hà Nội sẽ triển khai hàng loạt giải pháp, từ việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đến việc phối hợp với các cơ sở sản xuất, tiêu thụ…
![]() |
Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm (Ảnh: Internet) |
Thời gian qua, công tác an toàn thực phẩm đã được Thành phố hết sức quan tâm, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và công tác thanh kiểm tra đã được triển khai quyết liệt. Trong năm 2017, Hà Nội đã thanh kiểm tra 111.166 lượt cơ sở, phát hiện 26.310 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, phạt tiền 7.221 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 38 tỷ đồng.
Thành phố đã thực hiện tốt các chương trình, mô hình đikểm về an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát… Duy trì 60 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm; phối hợp với các tỉnh trong quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi như: chuỗi sản xuất rau an toàn VietGAP tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La hay chuỗi thịt gà DaBaCo tại Bắc Ninh…
Trong năm 2018, công tác an toàn thực phẩm sẽ tiếp tục được Thành phố triển khai quyết liệt. Theo đó, Hà Nội sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để triệt phá tận gốc các cơ sở vi phạm quy đinh về an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ các cơ sở giết mổ và tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị và chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm ở 80 xã/phường thuộc 10 quận, huyện.
Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục xây dựng một số mô hình điểm về an toàn thực phẩm, trong đó có 6 tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đáp ứng chuẩn 10 tiêu chí về an toàn thực phẩm tại các quận: Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng
Hà Nội cũng sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án “Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”,
Ông Trung nhấn mạnh: “Bên cạnh công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, Thành phố sẽ tiếp tục phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, duy trì các chuổi sản xuất, cung ứng và quảng bá sản phẩm thực phẩm an toàn. Thành phố sẽ hỗ trợ kết nối giữa cơ sở sản xuất và cơ sở phân phối sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn để đưa thực phẩm sạch đến người tiêu dùng trên toàn thành phố”.

-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg -
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch -
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower