
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo tại kỳ họp HĐND lần thứ 6 khóa XV |
Tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Hà Nội khóa XV, báo cáo về việc vay lại một phần vốn vay ODA của Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường hai bên đầu cầu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, việc vay lại một phần chi phí phát sinh Gói thầu số 1 và số 3 của Dự án cầu Nhật Tân với giá trị khoảng 225.780 triệu đồng không làm vượt hạn mức vay nợ của Thành phố.
Nguyên nhân phát sinh chi phí gói thầu số 1 và gói thầu số 3 của dự án, ông Quyền cho biết, Gói thầu số 1 - Xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc do Liên danh Công ty kết cấu hạ tầng IHI và Công ty xây dựng Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) thực hiện, thời gian thực hiện hợp đồng 36 tháng với tổng giá trị hợp đồng là 7.723 tỷ đồng.
Theo kế hoạch ban đầu, toàn bộ mặt bằng của gói thầu được bàn giao trước tháng 3/2010. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tiến độ bàn giao mặt bằng bị kéo dài, đến tháng 5/2012, nhà thầu mới cơ bản nhận đủ mặt bằng thi công, chậm so với kế hoạch là 26 tháng, chi phí phát sinh khoảng 288 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện gói thầu số 1 là do khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, phức tạp.
Gói thầu số 3 - Xây dựng đường dẫn phía Bắc do nhà thầu Tokyu Construction Co., Ltd (Nhật Bản) thực hiện, gói thầu bắt đầu triển khai thi công từ 20/4/2009, thời gian thực hiện hợp đồng 34 tháng với tổng giá trị họp đồng là 1.838,7 tỷ đồng.
Theo kế hoạch ban đầu toàn bộ mặt bằng của gói thầu được bàn giao trước tháng 6/2009. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tiến độ bàn giao mặt bằng bị kéo dài, chia làm nhiều lần đến tháng 3/2012 mới hoàn thành. Việc triển khai gói thầu số 3 bị chậm do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, phát sinh hạng mục di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh hướng tuyến... dẫn đến phải gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến 14/5/2014, kéo dài thêm 27 tháng so với hợp đồng gốc, chi phí phát sinh khoảng 157 tỷ đồng.
Ngoài ra, công tác GPMB dự án có khó khăn do diện tích thu hồi của gói thầu lớn; phải di chuyển tuyến điện là phát sinh trong khi trước đó dự án không đề cập đến nội dung này. Việc kéo dài thời gian thực hiện gói thầu còn có những nguyên nhân do việc xác định thời gian thi công, ký kết hợp đồng gói thầu thi công chưa lường hết khối lượng phải GPMB của gói thầu.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho hay, trong quá trình xem xét bổ sung kinh phí cho 2 gói thầu, trên cơ sở ý kiến các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng nguốn vốn dư của JICA để thanh toán và chỉ đạo thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm vay lại 50% khoản vốn vay nêu trên theo các điều kiện vay lại theo quy định hiện hành để thanh toán các chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Theo đó, giá trị vay lại được xác định khoảng 225.799 triệu đồng. Thời hạn trả nợ gốc là 30 năm, lãi suất cho vay lại 0,2%/năm/dư nợ vay lại. Tổng giá trị trả nợ gốc (bao gồm gốc và lãi) là 236.972 triệu đồng.
Theo UBND TP. Hà Nội căn cứ vào số liệu dư nợ hiện nay và dự kiến đến hết năm 2020, việc vay lại một phần chi phí phát sinh gói thầu số 1 và số 3 của dự án với giá trị khoảng 225.780 triệu đồng không làm vượt hạn mức vay của TP. Thời hạn trả nợ gốc từ năm 2021 và trả lãi bắt đầu từ năm 2018 đề nghị bố trí ngân sách hàng năm để trả. Năm 2018 sẽ phải trả lãi 6.452.353 Yên tương đương 1.342 triệu đồng được bố trí từ ngân sách của Thành phố.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư 13.626 tỷ đồng với quy mô chiều dài khoảng 3,9 km, chiều rộng cầu 33,2 m và đường hai đầu cầu với tổng chiều dài khoảng 4,399 km; gồm 3 gói thầu chính, gói thầu số 1: xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc, gói thầu số 2: xây dựng cầu dẫn và đường dẫn phía Nam, gói thầu số 3: xây dựng đường dẫn phía Bắc.
Dự án sử dụng 2 nguồn vốn Trung ương (vốn ODA và vốn trong nước) và ngân sách Hà Nội. Vốn JICA - Nhật Bản là 66,783 triệu yên Nhật tương đương 10.118 tỷ đồng cho công tác xây lắp, tư vấn (bao gồm dự phòng và trượt giá, kể cả lãi vay); Vốn đối ứng trong nước là 3.508 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 2.442 tỷ đồng cho quản lý dự án, thuế các chi phí khác và dự phòng; vốn ngân sách TP Hà Nội 1.066 tỷ đồng cho GPMB và tái định cư.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower