Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
Hà Tĩnh: Cân đối nguồn lực để thực hiện Đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh
Việt Hương - 22/05/2020 19:30
 
Đề án phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 phải xây dựng được các giải pháp đồng bộ, trong đó cốt lõi nhất là rà soát lại các quy định, gắn với trách nhiệm người đứng đầu… Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh.

Ngày 22/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã cho ý kiến và thống nhất ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19.  

Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức cuộc họp nghe Dự thảo đề án Phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, phạm vi của đề án là phục hồi sản xuất và phát triển kinh tế ngắn hạn (trong năm 2020) và dài hạn (giai đoạn 2020 - 2025 và các năm tiếp theo).

Đại đa số các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh, đều bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khó khăn nhiều doanh nghiệp đã tìm được những hướng đi riêng.
Đại đa số các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh, đều bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khó khăn nhiều doanh nghiệp đã tìm được những hướng đi riêng...

Có 3 nhóm đối tượng được UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét trong đề án là: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; doanh nghiệp đang thu hút đầu tư và đầu tư công.

Từ những lĩnh vực bị ảnh hưởng, tỉnh này đã đưa ra 7 nhóm giải pháp cụ thể: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nguồn lực phát triển; tiếp tục rà soát, cập nhập, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch có liên quan để phục vụ cho công tác quản lý, kêu gọi và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đầu tư công; rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất các cơ chế, chính sách; giải pháp về phía doanh nghiệp; giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và hệ thống chính trị các cấp.

Bên cạnh đó, có 2 chính sách mới được xây dựng theo dự thảo đề án có tính đặc thù, thực sự cấp thiết, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2020 gồm: chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu; chính sách hỗ trợ kinh phí mua lợn nái hậu bị để tái đàn, tăng đàn, phục hồi chăn nuôi lợn trong năm 2020.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, phạm vi Đề án tập trung vào phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế; thông tin để xây dựng đề án từ chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy; thông tin dữ liệu của sở, ngành, ý kiến của doanh nghiệp, từ đánh giá các chỉ số PCI, PAX INDEX.

“Với các nhóm giải pháp được xây dựng, dự thảo đề án hướng đến việc rà soát cắt giảm và loại bỏ các rào cản về thủ tục hành chính, pháp lý cho người dân và và doanh nghiệp; xử lý triệt để tình trạng cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp của một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, sự trì trệ, thiếu trách nhiệm tại một số sở, ban, ngành và địa phương, đặc biệt ở cấp cơ sở”, Phó chủ tịch Nguyễn Hồng Lĩnh chia sẻ.

Hà Tĩnh: Chọn lối đi riêng trong thu hút đầu tư trước ảnh hưởng dịch nCovid-19
Môi trường thu hút đầu tư của Hà Tĩnh được xác định vai trò chủ chốt là khu kinh tế (KKT) của tỉnh này khi họ chọn cho mình một lối đi riêng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư