
-
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan -
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững
Mộc bản thư viện/trường học Phúc Giang (còn gọi là Mộc bản trường Lưu) là kho sách “có một không hai” của dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu, gắn liền với bề dày văn hóa truyền thống trên mảnh đất Hà Tĩnh.
Mộc bản là những bản khắc (bằng gỗ cây thị đực) để in sách phục vụ cho việc dạy và học. Loại “sách” độc đáo này được hình thành từ giữa thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc).
![]() |
Đại diện tổ chức UNESCO trao bằng công nhận di sản mộc bản Trường học Phúc Giang cho tỉnh Hà Tĩnh và dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu. |
Mặc dù là di sản của một dòng họ nhưng Mộc bản Trường Lưu lại chứa đựng một kho tàng văn hóa đặc sắc, trở thành nguồn tư liệu quý giá cho các cơ quan chức năng và các nhà khoa học, giới nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực, từ lịch sử đến địa lý, từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế và nhất là giáo dục.
Theo giới nghiên cứu thì mộc bản được các danh nhân dòng họ Nguyễn Huy dùng để in các bộ sách kinh điển của người xưa về văn chương, triết học do Thám hoa Nguyễn Huy Oánh cùng các trí thức dòng họ Nguyễn Huy biên soạn lại một cách gọn gàng, dễ hiểu, gọi là “toản yếu”. Đặc biệt, có một số bản đồ khẳng định chủ quyền, lãnh thổ quốc gia rất có giá trị về mặt chứng cứ lịch sử.
Tại hội nghị toàn thể lần thứ 7 Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) do Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Huế từ ngày 18 đến 21/5/2016 đã công bố 13/16 hồ sơ do các nước đệ trình, trong đó cả 2 hồ sơ của Việt Nam là Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế và Mộc bản Trường học Phúc Giang đều được ghi danh vào Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức Thế giới Khu vục Châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh khẳng định: Sự kiện đón bằng Di sản tư liệu “Mộc bản Trường học Phúc Giang” có ý nghĩa quan trọng, là dịp để tri ân công lao của các bậc tiền nhân, tự hào về giá trị văn hóa – lịch sử mà người xưa để lại; đồng thời, giúp các thế hệ hôm nay nhận thức rõ hơn về trách nhiệm đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ chỉ đạo nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và vật liệu để bảo quản nhằm kéo dài tuổi thọ cho mộc bản, xây dựng và triển khai quy hoạch làng văn hóa du lịch Trường Lưu, trong đó có giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của mộc bản.
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Xuất cấp hơn 668 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 3 địa phương dịp giáp hạt
-
Đề nghị giữ quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án, Viện trưởng -
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan -
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội vươn tầm châu Á -
Quảng Bình - Quảng Trị thống nhất các nội dung công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập -
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường Diên Hồng về sửa đổi Hiến pháp
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa