-
MyPoint: Ứng dụng tiên phong tích điểm đổi quà được người dùng Việt Nam yêu thích -
Việt Nam có công nghệ wifi tốc độ 10Gbps, 1.500 thiết bị truy cập cùng lúc -
Hé lộ hậu trường phát triển GenAI của VNPT gây ấn tượng tại Innovate Viet Nam 2024 -
HMD Global lặng lẽ "chia tay" Nokia: Kết thúc một huyền thoại -
Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn -
Meta và loạt ông lớn công nghệ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp
Fortinet, công ty hàng đầu thế giới về kiến tạo và thúc đẩy sự hội tụ của mạng và bảo mật, vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát tập trung vào giải pháp SASE tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khảo sát do Tập đoàn IDC thực hiện theo ủy quyền từ Fortinet.
Khảo sát được thực hiện tại 9 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, nhằm tìm hiểu quan điểm của các nhà quản lý an ninh mạng đối với phương thức làm việc kết hợp, đặc biệt là sự tác động đến các tổ chức trong năm vừa qua, cũng như chiến lược của các tổ chức trong nỗ lực giảm thiểu các thách thức bảo mật phát sinh từ việc áp dụng phương thức làm việc kết hợp.
Đại diện của Fortinet chia sẻ về kết quả của cuộc khảo sát |
Một trong những kết quả đáng chú ý của cuộc khảo sát, đó là sự gia tăng của những nhân viên làm việc từ xa. Theo khảo sát, 70% số người được hỏi tại Việt Nam làm việc theo mô hình kết hợp hoặc từ xa hoàn toàn, trong đó 78% trong số họ có ít nhất 20% nhân viên làm việc theo phương thức kết hợp.
Sự chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa đã khiến nhiều nhân viên trở thành những nhánh truy cập đơn lẻ khi làm việc từ nhà hoặc các địa điểm khác bên ngoài văn phòng truyền thống. Điều này dẫn tới việc sử dụng nhiều thiết bị không được quản lý và nó sẽ gây rủi ro.
Hiện nay, 30% thiết bị kết nối vào mạng ở Việt Nam không được quản lý, làm tăng khả năng vi phạm bảo mật. Những người tham gia khảo sát tại Việt Nam dự đoán con số này sẽ tăng, với 66% dự đoán tăng thêm 50% vào năm 2025.
Khi phương thức làm việc kết hợp ngày càng gia tăng, nhân viên yêu cầu nhiều kết nối với các hệ thống bên ngoài và ứng dụng đám mây để duy trì hiệu suất làm việc. Và vì thế, cũng đã làm gia tăng đáng kể số lượng sự cố bảo mật.
Đã có 34% tổ chức tham gia khảo sát tại Việt Nam báo cáo số vụ vi phạm tăng gấp ba lần. 72% số người được hỏi ở Việt Nam đã trải qua ít nhất gấp đôi số lượng sự cố bảo mật trong thời gian gần đây. Các sự cố bảo mật được ghi nhận nhiều nhất là lừa đảo, từ chối dịch vụ, đánh cắp dữ liệu/nhận dạng, mã độc tống tiền và mất dữ liệu.
Theo chia sẻ của các chuyên gia Fortinet, thì các hacker đang gia tăng thăm dò tìm lỗ hổng bảo mật trong hệ thống doanh nghiệp. Các công ty công nghệ, hệ thống tài chính - ngân hàng tiếp tục là mối quan tâm của các hacker.
“Khi Việt Nam muốn tiếp tục nắm bắt tương lai kỹ thuật số và trở thành nền kinh tế số hàng đầu, chúng ta cần nhận thức về tần suất và mức độ ngày càng tinh vi của các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng khiến vấn đề này trở nên khó khăn hơn”, ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc Quốc gia, Fortinet Việt Nam, chia sẻ.
Theo ông Đức, Fortinet cam kết thu hẹp khoảng cách kỹ năng và cung cấp những kiến thức và nhận thức cần thiết về an ninh mạng cho tất cả nhân viên trong một tổ chức.
“Với giải pháp SASE cung cấp toàn bộ bởi Fortinet, chúng tôi hướng tới việc đơn giản hóa quản lý chính sách bảo mật và nâng cao trải nghiệm người dùng cho nhân viên làm việc từ xa, giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những thách thức bảo mật phát sinh bắt nguồn từ lực lượng lao động”, ông Đức nói.
Giải pháp SASE được coi là công cụ mang tính “thay đổi cuộc chơi”, an toàn cho phương thức làm việc kết hợp. Hiện tại, nhu cầu về một giải pháp toàn diện với khả năng bảo mật nhất quán cho người dùng trong và ngoài mạng, đồng thời đơn giản hóa việc quản lý chính sách bảo mật và nâng cao trải nghiệm người dùng cho nhân viên làm việc từ xa… đang thúc đẩy nhiều tổ chức tìm hiểu về giải pháp SASE.
“Giải pháp SASE từ một nhà cung cấp duy nhất, với khả năng hợp nhất mạng và bảo mật, đã chứng tỏ là công cụ quan trọng mang tính ‘thay đổi cuộc chơi’ cho nhiều tổ chức trong nỗ lực thiết lập một mô hình bảo mật đơn giản và nhất quán cho người dùng cả trong và ngoài mạng”, ông Rashish Pandey, Phó chủ tịch bộ phận Tiếp thị và Truyền thông, khu vực châu Á, Úc và New Zealand, nhấn mạnh.
-
Tính năng nổi bật nhất của iPhone 16 bị chê vô dụng -
Apple sẽ hợp nhất nút Hành động và âm lượng trên iPhone 17? -
Việt Nam có công nghệ wifi tốc độ 10Gbps, 1.500 thiết bị truy cập cùng lúc -
Hé lộ hậu trường phát triển GenAI của VNPT gây ấn tượng tại Innovate Viet Nam 2024 -
OpenAI huy động được số vốn kỷ lục, định giá công ty đạt 157 tỷ USD -
HMD Global lặng lẽ "chia tay" Nokia: Kết thúc một huyền thoại -
Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024